Skip to main content

Posts

Showing posts from July 22, 2017

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Cấu thành tội phạm

CHƯƠNG IV. CẤU THÀNH TỘI PHẠM 1 Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Câu nhận định trên là sai. Vì mỗi tội danh có dấu CTTP cơ bản và có thể có 1 hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Tức trong một tội danh thì cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ có thể có hoặc không. 2 Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội. Câu nhận định trên là sai. Vì CTTP giảm nhẹ bao gồm cả dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm đi đáng kể. 3 Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức. Nhận định này là sai. Vì hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong BLHS chứ không phải trên thực tế. 4 Trong mọi tội danh đều phải có cấu thành tội phạm cơ bản. Đúng. Vì trong CTTP cơ bản có các dấu hiệu định tội nhằm phân biệt tội phạm ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Phân loại tội phạm

CHƯƠNG III KHÁI NIỆM VÀ  PHÂN LOẠI TỘI PHẠM 1 Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Câu nhận định trên là sai. Vì theo Điều 9 BLHS thì căn cứ để phân loại tội phạm là dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. 2 Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng. Câu nhận định trên là sai. Vì xác định loại tội phạm phải dựa trên mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt chứ không phải dựa vào mức hình phạt Tòa án tuyên. 3 Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng. Câu nhận định trên là đúng. Vì khoản 1 Điều 9 BLHS có quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền,...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Cấu tạo và hiệu lực của BLHS

CHƯƠNG II KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1. Trong Phần thứ hai (Các tội phạm) của Bộ luật hình sự năm 2015, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự. Câu nhận định trên là sai. Vì trong phần Các tội phạm, mỗi điều luật có thể quy định một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự. Vd: Điều 304 BLHS. 2. Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 259 BLHS năm 2015 là loại quy định viện dẫn. Câu nhận định trên là đúng. Vì ở khoản 1 Điều 259 BLHS, muốn xác định dấu hiệu của TP cần phải xem xét thêm các quy định khác của pháp luật. 3. Phần quy định trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 108 BLHS năm 2015 là loại qui định mô tả. Câu nhận định trên là đúng. Vì khoản 1 Điều 108 BLHS không những nêu tên tội phạm mà còn mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm (câu kết với người nước ngoài…) 4. Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 là loại chế tài tương đối dứt khoát. Câu nhận định trên là đúng. Vì khoả...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Các nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ 1. Thông tư liên tịch 02/2000 quy điều luật 1 tội phạm mới -           Tp hoàn toàn mới -           Điều luật mở rộng phạm vi xử lý -        Nguyễn Đăng Nam là công nhân tại một xưởng may gia công quần áo xuất khẩu do chị Bình làm chủ. Do không có tiền về quê, Nam đã lấy trộm 10 chiếc áo jacket với tổng trị giá 7 triệu đồng trong kho hàng của chị Bình và đem bán cho chị Chinh được 5 triệu đồng. Vụ việc sau đó bị phát giác. Chị Chinh đã trả lại toàn bộ số áo trên cho chị Bình và yêu cầu Nam trả cho chị Chinh 5 triệu đồng. Hành vi phạm tội trên của Nam đã làm phát sinh các quan hệ xã hội sau: 1.         Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nam và chị Chinh về việc chị Chinh đòi Nam phải trả lại 5 triệu đồng. 2.         ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khái niệm & hiệu lực của BLHS

CHƯƠNG II KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Bài tập chương II I. Khái niệm đạo luật HS 1. Định nghĩa Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt nam. 2. Phân tích  a) Hình thức đạo luật hình sự:  - BLHS hoàn chỉnh - Văn bản luật đơn hành b) Nội dung của ĐLHS: - Nhóm quy phạm Phần chung quy định về các nguyên tắc chung trong xác định TP và HP - Nhóm quy phạm Phần Các TP quy định về các tội phạm cụ thể và chế tài tương ứng c) Thủ tục ban hành: Do Quốc hội ban hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định II. Cấu tạo của đạo luật HS 1. Cấu tạo của Bộ luật hình sự.   Phần các tội phạm + Phần chung = Chương (24 chương) + Mục (chỉ có trong một số chương)...