Di chúc chung của vợ chồng
1.
Đoạn nào của bản án số 11
và Quyết định số 18 cho thấy di chúc là di chúc chung của vợ chồng?
Đoạn của bản án số 11 cho thấy di chúc là di chúc chung
của vợ chồng là: “Ngày 10/12/1998 vợ chồng ông Nguyễn Bá Rong
bà Bùi Thị Sỏi lập di chúc để lại nhà và đất tại số 137 Nguyễn Bá Loan cho ông
Nguyễn Bá Hải (cháu nội của vợ chồng cụ Rong quản lý, sử dụng và thờ phụng ông
bà, không được bán, nếu bán phải có chữ ký cùa các bác, cô của Hải.” và đoạn:
“Xét bản di chúc ngày 10/12/1998 của vợ chồng ông Nguyễn Bá Rong tuy chưa qua
chứng thực của UBND chính quyền sở tại nhưng có hai người làm chứng xác nhận trong bản di chúc đó là bà Nguyễn Thị
Thu Ngyệt và bà Nguyễn Thị Dung đều ở gần nhà cụ Rong, cụ Sỏi. Khi lập di chúc,
vợ chồng cụ Rong, cụ Sỏi đều minh mẫn, sang suốt, tự nguyện thể hiện ý chí của
mình không bị ai lừa dối, cưỡng ép. Hình thức và nội dung của bản di chúc không
trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, nên bản di chúc của vợ chồng
cụ Rong là di chúc hợp pháp; các bên đương sự cần phài tôn trọng.”
Đoạn
của bản Quyết định số 18 cho thấy di chúc là di chúc chung của vợ chồng là: “Tài sản chung của vợ chồng cụ Quy, cụ Thế
có căn nhà cấp 4 trên diện tích 35m2 đất tại số 146 Trần Đăng Ninh, thành phố
Nam Định. Ngày 21-8-1995 cụ Quy, cụ Thế đã lập di chúc phân chia nhà đất nêu
trên. Di chúc của cụ Quy và cụ Thế là hợp pháp.”
^
2.
Các điều kiện để di chúc
chung của vợ chồng có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp
lý là:
·
Thứ
nhất, di chúc của vợ chồng có giá trị pháp lý khi mối quan hệ vợ, chồng
này được pháp luật thừa nhận. Như vậy, trong trường hợp hai người sống với nhau
như vợ chồng và không có bất kì sự thừa nhận nào của pháp luật về mối quan hệ
này thì: “di
chúc của họ vẫn là di chúc chung nhưng không phải của vợ chồng nên không có giá
trị pháp lý.” (theo Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình
luận án, Tập 2 – Đỗ Văn Đại, tr.96)
·
Thứ hai, là di chúc được lập trên sự tự nguyện, bình
đẳng, có ý chí chung của cả hai vợ chồng, “phải có sự thống nhất ý chí của cả vợ, chồng” (Theo
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 – Hoàng Thế Liên, Sđd, t.III, tr.78).
Nghĩa là, di chúc phải được lập trên cùng một văn bản và có chữ ký hay điểm chỉ
của cả vợ và chồng. Giả sử, vợ lập một văn bản di chúc riêng, người chồng vậy
hay bản di chúc chỉ có sự xác nhận của chồng hoặc vợ thì không được xem là di
chúc chung của vợ chồng.
·
Thứ
ba, di chúc chung của hai vợ chồng chỉ
có giá trị pháp lý khi di chúc này định đoạt tài sản chung của vợ chồng. theo Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình luận
án, Tập 2 – Đỗ Văn Đại, tr. 96, tr. 97:
“sẽ phức tạp” nếu vợ chồng vừa
có tài sản chung, vừa có tài sản riêng. Luật thừa nhận “di chúc chung của vợ chồng chỉ có giá trị đối với tài sản chung”.
Trong trường hợp, vừa có tài sản chung của vợ chồng, vừa có tài sản riêng của
mỗi người, thì trên thực tế xét xử thì chỉ phần tài sản chung “ được định đoạt
được trong di chúc được xử lý theo di chúc chung của vợ chồng và phần còn lại
xử lý theo các quy định thông thường.”
·
Thứ tư,
nội dung và hình thức cùa di chúc không được trái với pháp luật và đạo đức xã
hội.
Cơ sở pháp lý: Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định
đoạt tài sản chung.”
^
3.
Di chúc chung trong hai
vụ việc trên có thỏa mãn các điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có giá trị
pháp lý không? Đánh giá từng điều kiện của di chúc chung của vợ chồng với hoàn
cảnh có trong bản án và Quyết định.
Di chúc chung trong hai vụ việc trên có thỏa mãn các điều
kiện để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý.
Xét điều kiện di chúc
chung của vợ chồng trong bản án số 11:
+ Điều kiện 1: cụ Rong và cụ Sỏi là vợ
chồng đã được pháp luật thừa nhận.
+ Điều kiện 2: di chúc được lập trên sự tự nguyện, bình đẳng, có ý chí
chung của cả hai vợ chồng. Theo bản án, ta thấy cụ Rong, bà Rỏi lập di chúc
trong tình trạng “minh
mẫn, sáng suốt, tự nguyện thể hiện ý chí của mình không bị ai cưỡng ép”. Như vậy, di chúc của cụ Rong và cụ Sỏi đã
thỏa mãn điều kiện này.
+ Điều kiện 3: di
chúc này định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Theo bản án, nội dung di chúc
của hai ông bà là để lại khối tài sản là nhà đất tại số 137, đường Nguyễn Bá
Loan, thành phố Quảng Ngãi cho ông Nguyễn Bá Hải quản lý. Và khối tài sản này
đã được xác nhận là tài sản chung của cụ Rong và cụ Sỏi. Như vậy, di chúc chúc
của cụ Rong và cụ Sỏi đã thỏa mãn điều kiện này.
+ Điều kiện 4: phấn Xét thấy của bản án ghi rõ: “Hình thức và nội dung của bản di chúc không
trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, nên bản di chúc của vợ chồng
cụ Rong là di chúc hợp pháp”. Như vậy, di chúc chúc của cụ Rong và cụ Sỏi đã
thỏa mãn điều kiện này.
Xét điều kiện di chúc
chung của vợ chồng trong Quyết định số 18:
+ Điều kiện 1: Cụ Nguyễn Thái Quy và cụ Trần Thị Thế là vợ chồng đã được
pháp luật thừa nhận.
+Điều kiện 2: Di chúc được lập trên sự tự nguyện, bình đẳng, có ý chí
chung của cả hai vợ chồng. Di chúc được lập ngày 21-8-1995 khi cả hai cụ còn
sống. Như vậy, di chúc chúc của hai cụ đã thỏa mãn
điều kiện này.
+Điều kiện 3: Di chúc
này định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Quyết định đã ghi rõ: “Tài sản chung của vợ chồng cụ Quy, cụ Thế
có căn nhà cấp 4 trên diện tích 35m2 đất tại số 146 Trần Đăng Ninh, thành phố
Nam Định.” Như vậy, di chúc chúc của hai cụ đã thỏa mãn điều kiện này.
+ Điều kiện 4: Nội dung và hình thức cùa di chúc không được
trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
^
4.
Ở thời điểm nào di chúc
chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (theo
BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005).
Theo Điều 671 BLDS 1995: Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng. “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc
chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di
sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có
thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm
người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân
chia từ thời điểm đó.”
Theo Điều 668 BLDS 2005: Hiệu lực pháp
luật của di chúc chung của vợ, chồng: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ
thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.”
Như vậy, theo
Điều 671 BLDS 1995: “Trong
trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần
di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu
lực pháp luật”, ta có thể hiểu là trong trường hợp giữa vợ
và chồng có một người chết thì di chúc liên quan đến phần di sản của người chết
có hiệu lực. Pháp lệnh thừa kế 1990, Khoản 1 Điều 23 cũng theo hướng này: “Trong trường hợp di chúc do nhiều người lập
chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản
của người chết trước có hiệu lực.” Với quy định này ta thấy, các quy định
thông thường về thừa kế theo di chúc (không phải di chúc chung của vợ chồng)
vẫn được áp dụng.
Ngoài ra,
BLDS 1995 quy định thêm trường hợp: “Nếu
vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là
thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ
được phân chia từ thời điểm đó” (sau này thành Điều 668
BLDS 2005). Tuy nhiên, Điều 668 BLDS 2005 không yêu cầu phải có sự thỏa thuận
của vợ chồng trong di chúc mà chỉ quy định: “có hiệu lực
từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.” Tác giả Đỗ
Văn Đại đã bình luận rất rõ về quy định này trong Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình luận án, Tập 2, tr. 100,
tr. 101. Theo tác giả, chính sự thay đổi về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng tại
BLDS 2005 đã làm phát sinh vấn đề “thời
hiệu trong lĩnh vực thừa kế”. Theo luật định thì thời hiệu trong lĩnh vực
thừa kế được tính từ thời điểm mở kế, (tức thời điểm người có tài sản chết),
không phụ thuộc vào hiệu lực của di chúc. Vậy, nếu theo Điều 668
BLDS 2005, người thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng sẽ bị mất quyền lợi hợp
pháp của mình. Vì người thừa kế đó phải đợi đến khi người sau cùng lập di chúc
chết thì mới có quyền yêu cầu chia thừa kế “trong
khi thời hiệu đối với di sản của người chết trước đã bắt đầu từ thời điểm người
này chết”. Đây chính là điểm mâu thuẫn của BLDS 2005 về vấn đề thừa kế.
Để giải quyết bất cập trên, trong bài viết của mình và
dựa trên cơ sở Điều 161 BLDS 2005, theo tác giả, khoảng thời gian từ người đầu
tiên đến người cuối cùng lập di chúc chung chết sẽ không tính vào thời hiệu
thừa kế để đảm bào sự công bằng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người
thừa kế.
^
5.
Trong hai vụ việc trên,
di chúc chung của vợ chồng đã có hiệu lực pháp luật chưa? Nêu cơ sở pháp lí khi
trả lời (đối chiếu với các quy định của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005).
Xét hiệu lực pháp luật di
chúc chung của vợ chồng cụ Rong cụ Sỏi, bản án số 11: Theo Điều 671 BLDS năm
1995 thì di chúc chung của vợ chồng cụ
Rong cụ Sỏi đã có hiệu lực từ năm 2004.
Bởi lẽ, cụ Rong chết trước cụ Sỏi và bàn ản số 11 cũng không đề cập đến hai
cụ có thoả thuận trong di chúc chung về thời điểm có hiệu lực của di chúc là
thời điểm người sau cùng chết hay không, nên hiệu lực di chúc chung
của vợ chồng cụ Rong cụ Sỏi dược tính từ thời điểm cụ Rong chết (năm 2004).
Còn theo Điều 668 BLDS
2005 thì di chúc chung của vợ chồng cụ Rong cụ Sỏi đã có hiệu lực từ năm 2005. Vì theo bản án thì cụ Sỏi là người
chết sau cùng, nên hiệu lực di chúc chung của vợ chồng cụ Rong cụ Sỏi dược tính
từ thời điểm cụ Sỏi chết (năm 2005).
Xét hiệu lực pháp luật di
chúc chung của vợ chồng cụ Quy cụ Thế, Quyết định số 18: Theo Điều 671 BLDS năm
1995, thì di chúc chung của vợ chồng cụ
Quy cụ Thế đã có hiệu lực từ tháng 11-1995. Bởi lẽ, Quyết định số 18 chỉ đề cập
đến người chết là cụ Quy và cụ Thế vẫn còn sống. Đồng thời, trong Quyết định
cũng cũng không đề cập đến hai cụ có thoả thuận trong di chúc chung
về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết hay
không, nên hiệu lực di chúc chung
của vợ chồng cụ Rong cụ Sỏi dược tính từ thời điểm cụ Quý chết (tháng 11-1995). Còn theo Điều 668 BLDS 2005, thì di
chúc chung của vợ chồng chồng cụ Quy cụ Thế chưa có hiệu lực pháp luật. Vì theo
Quyết định 18, chỉ có cụ Quy là người chết trước, cụ Thế người cùng xác lập di
chúc chung với cụ Quy vẫn còn sống nên không hiệu lực di chúc chung của vợ
chồng chồng cụ Quy cụ Thế vẫn chưa bắt đầu.
^
6.
Đoạn nào của Quyết định
số 18 cho thấy cụ Thế đã thay đổi ý chí đối với di chúc chung của vợ chồng cụ
Thế? Cho biết cụ Thế thay đổi ý chí như thế nào?
Đoạn của Quyết định số 18 cho thấy cụ Thế đã thay đổi ý
chí đối với di chúc chung của vợ chồng cụ Thế là: “Năm 1996, mua thêm 7m2
đất liền kề và phá dỡ nhà cấp 4 (cũ) xây dựng thành căn nhà 2 tầng trên diện
tích 42m2 đất.” Như vậy, nhà đất nêu trong di chúc đã có sự thay đổi.
Ngày 03-11-2000, cụ Thế và các con gồm ông Dương, ông
Phú, bà Thịnh, bà Loan, bà Phượng, bà Hồng và bà Hoàng lập biên bản họp hội
đồng gia tộc thống nhất để lại toàn bộ căn nhà 2 tầng trên diện tích 42m2 đất
cho bà Phượng toàn quyền sở hữu và được làm thủ tục sang tên bà Phượng. Ngày
03-11-2000, giữa bà Phượng với bà Hoàng lập bản tổng thanh toán bao gồm các
khoản: tiền bà Hoàng nợ bà Hồng, tiền bà Hồng phải trả cho bà Hoàng về giá trị
căn nhà 2 tầng, về 7m2 đất vợ chồng bà Hoàng mua thêm và về các khoản chi phí
khác của bà Hồng; sau khi đối trừ bà Hồng đã thanh toán cho bà Hoàng
183.194.000 đồng. Sự thoả thuận tại Biên bản họp hội đồng gia tộc ngày
03-11-2000 đã có sự tham gia của cụ Thế và các thừa kế của cụ Quy, nhưng ở thời
điểm thoả thuận thì nhà đất đã có thay đổi trong đó có phần đóng góp của ông
Biên nên ông Biên phải được tham gia vào việc định đoạt tài sản. Tuy vậy, gia
đình ông Biên đã có bà Hoàng đại diện tham gia, nếu ông Biên biết về sự thoả
thuận ngày 03-11-2000 nêu trên, không phản đối, để cho bà Hoàng thực hiện theo
thoả thuận thì thoả thuận ngày 03-11-2000 vẫn hợp pháp.”
Việc Cụ Thế thay đổi ý chí diễn ra như sau: cụ Thế đã sửa
đổi lại các quyết định đã được xác lập trong di chúc chung với cụ Quy vào ngày
21- 8-1995: Cho phép vợ chồng bà Nguyễn Thanh Hoàng và ông Hoàng Đình Biên thay
đổi nhà đất nêu trong di chúc.
^
7.
Sự thay đổi trên của cụ
Thế có được pháp luật cho phép không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời (đối chiếu
với các quy định của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005).
Cả hai Điều 671 BLDS 1995 và Điều 668 BLDS 2005 đều quy
định giống nhau về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế huỷ bỏ di chúc chung. Theo
đó: “Vợ, chồng có thể sửa đổi,
bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.” và “Khi vợ hoặc chồng muốn
sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của
người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di
chúc liên quan đến phần tài sản của mình.” Theo quy định trên ta
thấy, “người còn sống không được
hoàn toàn tự do; họ chỉ có thể can thiệp đối với phần tài sản của mình.”
Đồng thời BLDS cũng không giải thích rõ “sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của
mình.” (theo
Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình
luận án, Tập 2 – Đỗ Văn Đại, tr. 103) là như thế nào. Với câu
hỏi này có ý kiến cho rằng: “người còn lại có thể định
đoạt và được bán phần tài sản riêng của mình nằm trong khối tài sản chung này.”[1]
Trong thực tế, Tòa án
thường chọn giải quyết theo hướng người còn sống thay đổi ý chí đối với di chúc
bằng cách đòi lại tài sản.
Căn cứ vào hai quy định trên ta thấy, sự thay đổi trên
của cụ Thế không được pháp luật cho phép. Bởi lẽ, cụ Quy đã chết, cụ Thế chỉ có
quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến
phần tài sản của mình. Nhưng cụ Thế đã cho vợ chồng bà Nguyễn Thanh Hoàng và
ông Hoàng Đình Biên phá dỡ nhà cấp 4 (cũ) xây dựng thành căn nhà 2 tầng. Như
vậy, cụ Thế đã thay đổi hoàn toàn di chúc chung, cụ đã sửa đổi luôn phần di
chúc liên quan đến phần di sản của cụ Quy đã chết, thay vì chỉ sửa phần di
chúc liên quan tài sản của mình. Vì các
lẽ đó, ta có thể kết luận sự thay đổi trên của cụ Thế không được pháp luật cho
phép.
^
8.
Đoạn nào của Quyết định
số 18 cho thấy Tòa án đã chia thừa kế theo di chúc đối với di sản của cụ Quý?
Đoạn của Quyết định số 18 cho thấy Tòa án đã chia thừa kế
theo di chúc đối với di sản của cụ Quý là:
Đoạn 1: Tại bản án dân sự
sơ thẩm số 07/DSST ngày 06-9-2004 của Toà án nhân dân tỉnh Nam Định đã quyết
định (tóm tắt) như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Hoàng về chia di sản
thừa kế của cụ Quy theo di chúc đối với phần di chúc hợp pháp của cụ Quy.
2. Hủy bỏ biên bản họp hội đồng gia tộc ngày 03-11-2000.
Đoạn 2: Bà Nguyễn Thanh
Hoàng yêu cầu phản tố là yêu cầu chia di sản thừa kế theo bản di chúc lập ngày
21-8-1995. Do đó, trong trường hợp thoả thuận ngày 03-11-2000 là vô hiệu thì
Bản di chúc lập ngày 21-8-1995 có hiệu lực; nhưng do cụ Thế còn sống đã thay
đổi ý chí, nên di chúc ngày 21-8-1995 chỉ có hiệu lực đối với phần di sản của
cụ Quy.
^
9.
Việc Tòa án quyết định
chia di sản của cụ Quý như trên có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời (đối chiếu với các quy định của BLDS năm 1995 và
BLDS năm 2005)
Dựa vào các Điều 666, Điều 667, Điều 671 BLDS 1995 thì
việc Tòa án quyết định chia di sản của cụ Quý như trên là phù hợp với quy định
của pháp luật. Bởi lẽ, như đã phân tích ở các câu trên thì đây là di chúc chung
của hay vợ chồng cụ Quý, cụ Quý chết trước và trong di chúc cũng không có thỏa
thuận gì khác về hiệu lực pháp luật của di chúc nên theo Điều 671 BLDS 1995,
thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung
có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ vào các Điểu 663, Điều 664, Điều 668 BLDS 20055
thì việc Tòa án quyết định chia di sản của cụ Quý như trên là không phù hợp với
quy định của pháp luật. Bởi lẽ, đây là di chúc chung của hay vợ chồng cụ Quý,
cụ Quý chết trước, cụ Thế Vẫn còn sống
và trong di chúc cũng không có thỏa thuận gì khác về hiệu lực pháp luật của di
chúc nên theo Điều 668 BLDS 2005, thì hiệu lực của bản di chúc này chỉ được
tính sau khi cụ Thế chết. Trước khi cụ Thế chết mà chia di sản của cụ Quy theo
di chúc chung là không hợp lý.
^
10.
Vợ chồng có thể lập di
chúc chung để định đoạt tài sản chung sau ngày 1/1/2007 không? Vì sao?
Vì theo Điều 663 BLDS 2005: “Vợ, chồng có thể lập di
chúc chung để định đoạt tài sản chung.” và theo Điều 1 Nghị
quyết số 45/2005/QH11 thì BLDS 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, cho
nên sau 1/1/2007 vợ chồng có thể lập
di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
Comments