NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN
LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Xem thêm NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
Xem thêm CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn
A. Thực tiển và các hình thức cơ bản
-Là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chính bản thân con người.-Các hình thức cơ bản của thực tiễn
- Hoạt động sản xuất vật chất: hình thức cơ bản, có vai trò quyết định và là cơ sở cho các hoạt động khác của thực tiễn.
- Hoạt động chính trị-xã hội: còn gọi là hoạt động làm biến đổi các quan hệ xã hội, là hình thức cao nhất của hoạt động thực tiễn.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học: khâu trung gian giữa người nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tế, là khâu quan trọng nhất.
-Các đặc trưng của hoạt động thực tiễn
- Thực tiễn là hoạt động vật chất: có chủ thể, khách thể, con người lao động.
- Thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử:
- Thực tiển là hoạt động mang tính xã hội
- Thực tiễn là hoạt động có tính sáng tạo
B. Nhận thức và các cấp độ của nhận thức
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác, và sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới-CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
- Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động), là giai đoạn đầu, phản ánh trực tiếp, cụ thể hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Bao gồm các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng), là giai đoạn tiếp theo, phản ánh trình độ cao, nó không dừng lại ở cái bề ngoài mà phản ánh cả bên trong, mối liên hệ bản chất. Do đó, nó vạch ra được quy luật của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Giai đoạn này bao gồm: Khái niệm, phán đoán và suy lý.
-CÁC CẤP ĐỘ CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
- Nhận thức kinh nghiệm: hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả chính là những tri thức kinh nghiệm.
- Nhận thức lý luận: là trình độ nhận thức gián tiếp, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng.
- Nhận thức thông thường: hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người, phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nó mang tính phong phú và gắn liền với những quan niệm sống thực tế hàng ngày.
- Nhận thức khoa học: hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
C. Vai trò
- Thực tiễn là cơ sở, mục đích và là tiêu chuẩn của nhận thức.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức. Nhận thức có thể tác động trở lại thực tiễn.
- Thực tiễn không ngừng biến đổi và phát triển là luôn đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi nhận thức phải trả lời, đòi hỏi những tri thức mới, những khái quát mới để lý giải những vấn đề mới nảy sinh là động lực thúc đẩy NT phát triển.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
- Mục đích của nhận thức là để phục vụ, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Nếu tách rời thực tiển, nhận thức hoàn toàn vô giá trị.
- Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý.
- Thực tiễn là cơ sở khách quan để kiểm tra tính đúng sai của mọi tri thức.
D. Ý nghĩa phương pháp luận
- Tôn trọng quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động
- Tuy nhiên, coi trọng thực tiễn không có nghĩa là hạ thấp vai trò của nhận thức, lý luận. Do có tính trù tượng và khái quát cao, nhận thức lý luận đem lại sự hiểu biết sâu sắc về sự vật. Đây là cơ sở có tính định hướng cho quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới.
The secret to getting ahead is getting started.
Tham gia Fanpage CÙNG NHAU HỌC LUẬT để có thêm tài liệu học tập bổ ích nhé!
Comments