Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khái niệm & hiệu lực của BLHS


CHƯƠNG II KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
I. Khái niệm đạo luật HS
1. Định nghĩa
Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt nam.

2. Phân tích 
a) Hình thức đạo luật hình sự: 
- BLHS hoàn chỉnh
- Văn bản luật đơn hành
b) Nội dung của ĐLHS:
- Nhóm quy phạm Phần chung quy định về các nguyên tắc chung trong xác định TP và HP
- Nhóm quy phạm Phần Các TP quy định về các tội phạm cụ thể và chế tài tương ứng
c) Thủ tục ban hành:
Do Quốc hội ban hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định

II. Cấu tạo của đạo luật HS
1. Cấu tạo của Bộ luật hình sự. 
Phần các tội phạm + Phần chung = Chương (24 chương) + Mục (chỉ có trong một số chương) + Điều (353 điều) + Khoản + Điểm

2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự
Quy phạm pháp luật phần chung: thường không có phần chế tài và đối với quy phạm định nghĩa thì không có phần giả định.
QPPL phần các tội phạm: thường có 2 bộ phận là quy định và chế tài 
QUY ĐỊNH CỦA QPPLHS: Là một bộ phận của QPPLHS, nêu ra hoặc nêu ra và mô tả một tội phạm nhất định
Quy định giản đơn: chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả các dấu hiệu của tội phạm; 
Quy định mô tả: là quy định nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó;
Quy định viện dẫn: là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật.

CHẾ TÀI CỦA QPPLHS: Là một bộ phận của QPPLHS, xác định loại và mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã nêu trong phần quy định. 
Chế tài tương đối dứt khoát: là chế tài mà luật quy định mức tối đa và mức tối thiểu hoặc chỉ quy định mức tối đa
Chế tài lựa chọn: là chế tài mà luật quy định nhiều loại hình phạt khác nhau. Ví dụ: ....thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

III. HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 
1. Hiệu lực theo không gian: là hiệu lực trong khoảng không gian nhất định đối với một số người nhất định. 
A. Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội  trên lãnh thổ Việt Nam
Điều 5 BLHS: “BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
Đất liền,
Các hải đảo,
Vùng biển,
Vùng trời,
Lãnh thổ bơi, bay: Tàu hàng hải quân sự, máy bay quân sự mang cờ Việt Nam đang ở bất cứ nơi nào; Tàu hàng hải dân sự  dân sự và máy bay dân sự mang cờ Việt Nam đang ở hải phận quốc tế hoặc không phận quốc tế.
Nguyên tắc chi phối : nguyên tắc chủ quyền quốc gia


Xem thêm Tổng hợp tài liệu môn Luật Hình sự phần chung


HÀNH VI ĐƯỢC COI LÀ PHẠM TỘI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM: 
Hành vi phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam
Tội phạm được bắt đầu, hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam
Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
TÓM LẠI 
Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, đạo luật hình sự Việt Nam có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam 
Biệt lệ: khoản 2 Điều 5 BLHS quy định về TNHS đối với những người được hưởng quyền miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao, lãnh sự hoặc theo thông lệ quốc tế được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MIỄN TƯ PHÁP HÌNH SỰ VỀ NGOẠI GIAO: 
Những người đứng đầu Nhà Nước; Các thành viên của chính phủ; Những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao; Các thành viên của đoàn ngoài giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư, tùy viên,v.v..

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MIỄN TƯ PHÁP HÌNH SỰ VỀ LÃNH  SỰ: 
Tổng lãnh sự, Phó tổng lãnh sự, Lãnh sự, Bí thư, Tuỳ viên lãnh sự 
Các nhân viên lãnh sự thực hiện công việc hành chính, kỹ thuật, phục vụ
THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ
Vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được miễn tư pháp hình sự

B. Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội  ngoài lãnh thổ Việt Nam
* Căn cứ pháp lý: Điều 6 BLHS 
* Nguyên tắc chi phối: nguyên tắc quốc tịch 
* Nội dung: 
Công dân VN và người không quốc tịch thường trú tại VN phạm tội ở ngoài lãnh thổ VN có thể bị truy cứu TNHS tại VN theo LHS VN 
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ VN có thể bị truy cứu TNHS theo LHS VN nếu TP mà họ thực hiện được quy định trong Điều ước Quốc tế mà VN là thành viên.

2. Hiệu lực theo thời gian 
Khoản 1 Điều 7 BLHS: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi PT được thực hiện.”

Điều luật có hiệu lực thi hành: Là điều luật đã bắt đầu có hiệu lực và chưa chấm dứt hiệu lực thi hành.
  
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực: 
Từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trong công báo của nhà nước; 
Do Nghị quyết riêng biệt của Quốc hội quy định
Thời điểm chấm dứt hiệu lực: 
Khi có một đạo luật mới thay thế; 
Hết thời hạn thi hành đã ghi rõ trong điều luật; 
Bị hủy bỏ bởi quyết định của Quốc hội
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN TỘI PHẠM
Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì toàn bộ quá trình thực hiện TP là thời điểm thực hiện TP. 
Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện TP

IV. HIỆU LỰC HỒI TỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
là hiệu lực của một đạo luật hình sự mới được áp dụng đối với những tội phạm đã xảy ra trước khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành.
Nguyên tắc chung: Về nguyên tắc, LHS không áp dụng hiệu lực hồi tố. Điều 2 BLHS:
Nguyên tắc không có luật không có Tội phạm và hình phạt
Biệt lệ: Luật hình sự áp dụng hiệu lực hồi tố trong 2 trường hợp:
Vì lý do nhân đạo: khi đạo luật mới khoan hồng hơn 
Vì mục đích cần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, XH, CD phạm tội

V. GIẢI THÍCH ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 
Giải thích đạo luật hình sự là làm sáng tỏ một cách chính xác nội dung và ý nghĩa của các điều luật. Gồm: 

Giải thích chính thức: 
Là giải thích của các cơ quan, tổ chức đựơc luật giao cho trách nhiệm giải thích. UBTVQH được QH giao cho nhiệm vụ giải thích luật. 
Giá trị: có ý nghĩa bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nứơc và mọi công dân.

Giải thích của các cơ quan xét xử: 
Là giải thích của TA thực hiện khi xét xử vụ án HS hoặc hướng dẫn áp dụng PLHS -> có giá trị bắt buộc trong phạm vi hiệu lực của vụ án cụ thể. 
Hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao > có giá trị bắt buộc đối với Tòa cấp dưới.

Giải thích có tính chất khoa học: 
Là giải thích của các luật gia, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn, v.v… trong các bài báo, các báo cáo khoa học, các sách giáo khoa.
Không có giá trị bắt buộc trong hoạt động áp dụng PL 
Có tác dụng trong sự phát triển khoa học LHS và hoàn thiện PLHS




Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...