Skip to main content

DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU


BÀI THẢO LUẬN THỨ TƯ: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
* Đòi động sản từ người thứ ba
1. Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
  • Trâu là động sản vì không thuộc các tài sản quy định trong khoản 1 điều 174 BLDS 2005 về động sản và bất động sản: 
"1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."


Xem thêm Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba

Xem thêm Dân sự - Lấn chiếm tài sản liền kề


2. Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
  • Trâu không là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu vì theo Điều 167: Đăng ký quyền sở hữu tài sản: "Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
  • Đăng ký quyền sở hữu tài sản là việc chính thức ghi vào văn bản của CQNN có thẩm quyền những thông tin cần thiết liên quan đến tài sản đề làm cơ sở phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lý của chủ sở hữu tài sản đối với một tài sản nhất định.
  • BLDS năm 2005 quy định rõ các tài sản là bất động sản đều phải đăng ký quyền sở hữu. Tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Đăng ký bất động sản: Theo quy định tại Điều 174 BLDS năm 2005, bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác do pháp luật quy định.
  • Động sản phải đăng ký quyền sở hữu: Bộ luật dân sự cũng như các văn bản pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc tất cả các loại tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật, các tài sản sau đây phải đăng ký quyền sở hữu:
  1. Đăng ký tàu biển
  2. Đăng ký phương tiện thủy nội địa
  3. Đăng ký tàu cá
  4. Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
  5. Đăng ký xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ
  6. Đăng ký quyền sở hữu tàu bay
  7. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
  8. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
  9. Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ[1]
3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài?
  • Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài ở đoạn: "Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài, lời khai của anh Phúc, anh Chu, anh Bảo và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-08-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-08-2004, biên bản diễn giải biên bản giám định trâu ngày 20-8-2004), thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài.”

Xem thêm Dân sự - di sản thừa kế


4. Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu có tranh chấp?
  • Chiếm hữu tài sản là một hình thức của sở hữu thể hiện quan hệ giữa người với tài sản, phản ánh khả năng bảo vệ của con người đối với tài sản, là một khái niệm kinh tế thể hiện ở việc chi phối vật về mặt vật chất như cầm ở tay, bỏ trong túi, ...Việc chiếm hữu của một người chỉ được coi là hợp pháp khi họ có quyền chiếm hữu.
  • Chiếm hữu tài sản được hiểu là việc chiếm dụng và nắm giữ tài sản trên thực tế gồm có hai loại: chiếm hữu luật định (là sự chiếm hữu vật thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu coi vật đó như là của mình) và chiếm hữu tự nhiên hay còn gọi là chiếm giữ (là sự chiếm hữu vật thực tế nhưng không có ý chí coi vật đó như là của mình[2]). Cần phân biệt giữa khái niệm chiếm hữu và quyền chiếm hữu: “Ở đây chúng ta thấy khái niệm quyền chiếm hữu là một khái niệm pháp lý còn nói đến việc chiếm hữu là một khái niệm kinh tế thể hiện ở việc chi phối vật về mặt vật chất như cầm ở tay, bỏ trong túi…Như vậy việc chiếm hữu của một người chỉ được coi là hợp pháp khi họ có quyền chiếm hữu.[3]”
  • Như vậy, trong quyết định số 123, ông Thơ là người đang chiếm hữu trâu có tranh chấp.
5. Việc chiếm hữu của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao?
  • Việc chiếm hữu của ông Dòn không có căn cứ pháp luật vì việc chiếm hữu của ông không phù hợp với những qui định tại điều 183 BLDS 2005: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
  • Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
  • 1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
  • 2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
  • 3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
  • 4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
  • 5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
  • 6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
6. Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
  • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2005, nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp này, pháp luật không buộc người đó phải biết tính bất hợp pháp của việc chiếm hữu của mình[4].
  • Điều 189: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: "Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật".
7. Ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao?
  • Ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình vì trong giao dịch trao đổi với ông Thơ, ông Dòn không biết và không thể biết con trâu đó không thuộc quyền sở hữu của ông Thơ (Điều 189 BLDS 2005).
8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định của Điều 257 BLDS?
  • Căn cứ vào tính chất "có đi, có lại" của các bên trong hợp đồng ta có thể phân hợp đồng dân sự thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hơp đồng không có đền bù.
  • Hợp đồng có đền bù: là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên bên kia một lợi ích tương ứng. Lợi ích tương ứng ở đây không đồng nghĩa với lợi ích ngang bằng vì các lợi ích các bên dành cho nhau không phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay chủng loại. Ví dụ: hợp đồng thuê biểu diễn ca nhạc- trong đó một bên sẽ nhận được một lợi ích vật chất là tiền thù lao biểu diễn, cát xê… và một bên sẽ đạt được lợi ích về mặt tinh thần – đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức âm nhạc.
  • Hợp đồng không có đền bù: là những hợp đồng trong đó một bên nhận được một lợi ích nhưng không phải giao lại cho bên kia một lợi ích nào (ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản).
  • Các qui định về hợp đồng có đền bù và không có đền bù được thể hiện trong BLDS 2005 ở các điều:  Điều 465, ĐIều 470, Điều 512, Điều 471,  Điều 581,  Điều 559,…
9. Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao?
  • Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù vì ông Thơ đã đổi trâu cho ông Dòn, hai bên đều nhận được lợi ích thông qua giao dịch trao đổi này.
10. Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không?
  • Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài vì ông không biết và không đồng ý về hành vi chiếm hữu trâu và giao dịch trao đổi trâu của ông tài và ông Dòn.

Xem thêm Cá nhân mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự & Giám hộ

Xem thêm Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý


11. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
  • Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thể hiện ở đoạn: “Tòa án cấp sơ thẩm xác định con trâu và con nghé đang tranh chấp là của ông Tài là đúng, nhưng chỉ buộc ông Thơ bồi thường giá trị con trâu và con nghé cho ông tài là đúng, nhưng chỉ buộc ông Thô phải trả cho ông Tài giá trị con nghé mà ông Thơ mổ thịt là 900.000đ và bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ trả con trâu mẹ vì cho rằng ông Dòn là người đang chiếm giữ con trâu nên ông Tài phải khởi kiện ông Dòn là sai”.
12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
  • Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lí nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự.
  • Bộ luật dân sự của Liên bang Nga 1994, Chương 20 quy định bảo vệ quyền sở hữu và các quyền tài sản khác. Điều 302 quy định về yêu cầu đòi tài sản từ người chiếm hữu không căn cứ nhưng ngay tình. Khoản 1 quy định là chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp tài sản bị chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển cho đã đánh rơi hoặc bị mất trộm hoặc người khác chiếm hữu bằng các phương thức khác trái với ý chí của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
  • Quy định này tương tự như Điều 257 BLDS Viêt Nam 2005 trong các trường hợp vật rời khỏi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu đòi lại tài sản.
13. Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
  • Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn vì ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình thì pháp luật có những quy định khác để bảo vệ quyền lợi của ông Tài. Căn cứ vào Điều 255: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
  • Căn cứ vào Điều 256: Quyền đòi lại tài sản
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.
  • Trong trường hợp này, ông Tài vẫn có quyền yêu cầu ông Thơ hoàn trả giá trị con trâu vì ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
14. Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
  • Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con trâu thể hiện ở đoạn: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”.
15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
  • Nhằm ngăn chặn hành vi lấy cắp tài sản của chủ sở hữu, và tài sản đó do người lấy cắp chuyển giao cho người thứ ba thông qua hợp đồng có đền bù, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản ở người đang chiếm hữu, cho dù hành vi chiếm hữu của người này là ngay tình hoặc không ngay tình.
  • Quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu được đáp ứng kể cả trong trường hợp tài sản này bị mất và trong những trường hợp khác, loại động sản này rời khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
  • Quyền kiện đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, chỉ được đáp ứng trong trường hợp tài sản đó vẫn còn. Như vậy, nếu động sản là đối tượng của vụ kiện không còn tồn tại (do bị mất, bị tiêu huỷ…), thì mục đích kiện đòi lại động sản đó của chủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu hợp pháp không được đáp ứng. Trong trường hợp này, quyền của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp chỉ được bảo vệ theo phương thức kiện trái quyền.[5]

[1] PGS.TS Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
[2]  Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học, tập 29, số 2, 2013.
[3] TS.Phạm Kim Anh, Tập bài giảng Tài sản và thừa kế, Chương 1: Tài sản và quyền sở hữu.
[4] PGS.TS Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
[5] TS. PHÙNG TRUNG TẬP – Khoa Luật dân sự – Đại học Luật Hà Nội, KIỆN ĐÒI LẠI TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TỪ NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH




Don’t wish it were easier; wish you were better. – Jim Rohn




Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...