Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Phân loại tội phạm


CHƯƠNG III KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
1
Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
  • Câu nhận định trên là sai. Vì theo Điều 9 BLHS thì căn cứ để phân loại tội phạm là dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
2
Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Câu nhận định trên là sai. Vì xác định loại tội phạm phải dựa trên mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt chứ không phải dựa vào mức hình phạt Tòa án tuyên.
3
Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Câu nhận định trên là đúng. Vì khoản 1 Điều 9 BLHS có quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.”
4
Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội là hành vi phạm tội.
  • Câu nhận định trên là sai. Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội nhưng không có lỗi hoặc không được quy định trong BLHS (không trái pháp luật hình sự) thì không được xem là hành vi phạm tội.
5
Mọi hành vi phạm tội đều phải trái pháp luật hình sự.
  • Câu nhận định trên là đúng. Vì hành vi phải đáp ứng điều kiện trái pháp luật hình sự thì mới được xem là hành vi phạm tội.
6
Một người không có lỗi khi gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội thì không phạm tội.
  • Câu nhận định trên là đúng. Vì hành vi gây thiệt hại phải có lỗi thì mới được xem là hành vi phạm tội. Hành vi gây thiệt hại dù lớn cho xã hội nhưng không có lỗi thì vẫn không được xem là hành vi phạm tội.
7
Trong Điều 9 BLHS, nhà làm luật căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm để phân loại tội phạm.
  • Câu nhận định trên là sai. Trong Điều 9 BLHS thì nhà làm luật căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để phân loại tội phạm chứ không phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm.
BÀI TẬP
1
A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù.
Anh (chị) hãy xác định: Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
  • Mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS là 7 năm tù nên theo khoản 2 Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là tội phạm nghiêm trọng.
2
A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông X. Tội phạm và hình phạt về hành vi phạm tội này được quy định tại Điều 174 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hành vi phạm tội của A thuộc loại tội phạm nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó thuộc trường hợp quy định tại:
Khoản 1 Điều 174 BLHS;
Khoản 2 Điều 174  BLHS;
Khoản 3 Điều 174  BLHS;
Khoản 4 Điều 174 BLHS.
  • Dựa vào mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định tại các Khoản trong Điều 174 BLHS, có:
  • Khoản 1 Điều 174 BLHS: TP ít nghiêm trọng.
  • Khoản 2 Điều 174 BLHS: TP nghiêm trọng.
  • Khoản 3 Điều 174 BLHS: TP rất nghiêm trọng.
  • Khoản 4 Điều 174 BLHS: TP đặc biệt nghiêm trọng.
3
Cường phạm tội cản trở giao thông đường bộ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 261 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù.
Căn cứ vào cách phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS, loại tội mà Cường thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
  • Mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 261 BLHS là 10 năm tù nên theo khoản 3 Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà Cường thực hiện là TP rất nghiêm trọng.
4
Lê Trọng Tấn phạm tội gián điệp theo khoản 1 Điều 110 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù.
Căn cứ vào cách  phân loại tội phạm theo khoản 2 và khoản 3 Điều 9 BLHS, loại tội mà Tấn thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
  • Mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 110 BLHS là tử hình nên theo khoản 4 Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà Cường thực hiện là TP đặc biệt nghiêm trọng.

NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG
1
Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội là hành vi phạm tội.
  • Sai. Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Nếu hành vi đó không do những chủ thể nói trên thực hiện thì không được coi là hành vi phạm tội do đó là hành vi không có lỗi.
2
Mọi hành vi phạm tội đều phải trái pháp luật hình sự.
  • Đúng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 BLHS 2015, chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
3
Một người không có lỗi khi gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội thì không phạm tội.
  • Đúng. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 8 BLHS 2015
4
Trong Điều 9 BLHS, nhà làm luật căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm để phân loại tội phạm.
  • Sai. Nhà làm luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
5
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để phân loại tội phạm, khoản 1 Điều 415 BLHS là tội phạm nghiêm trọng.
  • Sai. Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 thì khoản 1 Điều 415 là tội phạm ít nghiêm trọng vì mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù.
6
Căn cứ vào cách  phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS, khoản 2 Điều 114 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Sai. Vì căn cứ vào mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 114 BLHS là 15 năm. Vì vậy khoản 2 Điều 114 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng.

BÀI TẬP BỔ SUNG
1
Căn cứ vào cách phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS, anh (chị) hãy xác định loại tội phạm trong các trường hợp sau đây:
1.         Khoản 1 Điều 171 BLHS.
2.         Khoản 1 Điều 173 BLHS.
3.         Khoản 2 Điều 190 BLHS.
4.         Khoản 1 Điều 299 BLHS.
  • 1. Tội phạm nghiêm trọng (có mức hình phạt cao nhất là 5 năm).
  • 2. Tội phạm ít nghiêm trọng (có mức hình phạt cao nhất là 3 năm).
  • 3. Tội phạm nghiêm trọng (có mức hình phạt cao nhất là 10 năm).
  • 4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (có mức hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình).
2
Cường phạm tội cản trở giao thông đường bộ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 261 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù.
Căn cứ vào cách phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS, loại tội mà Cường thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
  • Cường đã thực hiện loại tội phạm nghiêm trọng. Vì mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 261 là 10 năm tù.

3
Lê Trọng Tấn phạm tội gián điệp theo khoản 1 Điều 110 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù.
Căn cứ vào cách  phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS, loại tội mà Tấn thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
  • Tấn đã thực hiện loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 110 là chung thân hoặc tử hình.



Start where you are. Use what you have. Do what you can.

– Arthur Ashe









Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...