Thừa kế theo pháp luật
Vấn đề 1: Xác định vợ/chồng của người để lại di sản
1. Điều luật nào của BLDS
quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?
Trả lời:
Trong BLDS, Điều 675 qui định về
trường hợp thừa kế theo pháp luật:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp
dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp
luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
►
2. Suy nghĩ của anh/chị về
việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu.
Trả lời:
Việc Tòa án
áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu là hoàn toàn hợp
lí vì trong vụ việc này, khi cụ Thát, cụ Tần và cụ Thứ mất đều không để lại di
chúc hợp pháp cũng không chứng minh được các cụ có để lại di chúc miệng hay di
chúc tay. Thêm vào đó, lời khai của hai bên đương sự không đồng nhất về di chúc
của cụ Tần và việc cụ Thát và cụ Thứ có phải là vợ chổng hay không. Vì thế, sau
quá trình điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc, Tòa án đã áp dụng thừa kế theo
pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế theo pháp
luật. Tuy nhiên, trong bản án có đề cập đến việc sau khi cụ Thát mất, cụ Tần và
cụ Thứ đều cùng nhau nuôi dạy các con nên việc không chia thừa kế của các mẹ kế
cho các con là chưa thỏa đáng, cần xem xét thêm về tình cảm giữa họ để chia
thừa kế cho thỏa đáng theo Điều 679 BLDS.
►
3. Vợ/chồng của người để lại
di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Vợ/chồng của người để lại di sản
thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Cơ sở pháp lí: Điểm a, Khoản 1 Điều 676: Người thừa kế theo pháp luật.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
►
4. Cụ Thát và cụ Thứ có đăng
ký kết hôn không? Vì sao?
Trả lời:
Cụ Thát và cụ
Thứ không đăng ký kết hôn vì trong vụ việc không hề có bất cứ giấy tờ nào chứng
minh hai cụ đã đăng kí kết hôn. Theo như lời khai của các bên thì cụ Thứ là vợ
hai của cụ Thát (ông Thăng không công nhận điều này). Việc hai cụ có được coi
là vợ chồng của nhau hay không phải phụ thuộc vào những chứng cứ có liên quan
khác như bản sơ yếu lí lịch của bà Nguyễn Thị Khiết (trong phần hoàn cảnh gia
đình có ghi: dì ghẻ Phạm Thị Thứ 45 tuổi...) và xác nhận của họ hàng, hàng xóm,
lời khai của các nhân chứng có liên quan khác. Sau đó, Tòa mới khẳng định: ‟Với các chứng cứ nêu trên có đủ cơ sở để
khẳng định là cụ Phạm Thị Thứ là vợ hai cụ Thát.”
►
5. Trong trường hợp nào
những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được
hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Trong những trường hợp sau, những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau:
§ Trường hợp thứ nhất: Hôn nhân không đăng kí kết hôn nhưng
được thừa nhận là hôn nhân thực tế.
Cơ sở pháp lí:
v 1/1996 tại Hội nghị tổng kết ngành
Tòa án năm 1995 Chánh án TANDTC chỉ đạo những cuộc hôn nhân nào thỏa mãn đầy đủ
các điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn: ‟đã sống chung với nhau hàng chục năm, có tài sản chung hoặc con cái
chung thì có thể coi là hôn nhân thực tế để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các
bên đương sự, nhất là phụ nữ.”
v Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày
9/6/2000 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc thi hành luật HNGĐ đã hướng
dẫn chi tiết tại Khoản 3: Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật
này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập
trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu
lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường
hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn
của Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của Luật này thìcó nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai
năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong
thời hạn này mà họ không đăng kýkết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp
dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải
quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký
kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường
hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật
công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không
công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng
Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải
quyết.
§ Trường hợp thứ hai: Người chồng có nhiều vợ hoặc ngược
lại và cán bộ, bộ đội đã có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lại lấy vợ
hoặc chồng khác.
Cơ sở pháp lí:
Nghị quyết
02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 đã quy định tại Khoản a Điều 4: VỀ NHỮNG NGƯỜI
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT.
a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày
13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền
Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp
dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có
vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị
huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người
thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa
kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.
►
6. Ngoài việc sống với cụ
Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả
lời?
Trả lời:
Ngoài việc
sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Tần là vợ cả của cụ và có bốn người
con chung. Điều này thể hiện trong bản án ở đoạn đầu: ‟Bố mẹ các bà là cụ Nguyễn Tất Thát (chết năm 1961) có 2 vợ, vợ cả là
cụ Nguyễn Thị Tần (chết năm 1995), vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ (chết năm 1994).
Cụ Thát và cụ Tần có 4 người con chung là: Nguyễn Tất Thăng, Nguyễn Thị Bằng,
Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển.” và trong đoạn Xét thấy: ‟các đương sự đều thống nhất là cụ Thát mất
năm 1961 có vợ là cụ Tần mất năm 1995 có 4 người con là ông Thăng, bà Bằng, bà
Khiết và bà Triển” cũng như việc Tòa án chấp nhận chia thừa kế của của Thát
cho bà Tần theo hàng thừa kế thứ nhất là vợ chồng và thanh toán tài sản chung
của vợ chồng giữa cụ Thát với cụ Tần và cụ Thứ.
►
7. Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ
bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người
thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nếu cụ Thát
và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ
không là người thừa kế của cụ Thát vì theo Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày
19/10/1990 thì chỉ những cuộc hôn nhân được công bố trước ngày 13-01-1960 -
ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc mới được
công nhận là vợ chồng và là người thừa kế ở hàng thứ nhất của nhau.
►
8. Câu trả lời cho câu hỏi
trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Trả lời:
Câu trả lời cho câu hỏi
trên sẽ khác khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam vì theo Nghị quyết
02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 thì những cuộc hôn nhân được công bố trước ngày
25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất
trong cả nước - đối với miền Nam đều được công nhận nên cụ Thát và cụ Thứ sẽ
được công nhận là vợ chồng và là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau. Như vậy,
nếu cụ Thát và cụ Thứ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ cuối năm 1960
là trước thời điểm ngày 25/3/1977 thì sẽ được công nhận là vợ chồng.
►
9. Suy nghĩ của anh/chị về
việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát.
Trả lời:
Việc Tòa án
thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát là hợp tình hợp lí vì trong bối
cảnh nước ta lúc bấy giờ vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của phong kiến và tục đa
thê. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của cụ Thứ cũng như con của cụ.
Comments