Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Cấu thành tội phạm


CHƯƠNG IV. CẤU THÀNH TỘI PHẠM
1
Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
  • Câu nhận định trên là sai. Vì mỗi tội danh có dấu CTTP cơ bản và có thể có 1 hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Tức trong một tội danh thì cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ có thể có hoặc không.
2
Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội.
  • Câu nhận định trên là sai. Vì CTTP giảm nhẹ bao gồm cả dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm đi đáng kể.
3
Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức.
  • Nhận định này là sai. Vì hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong BLHS chứ không phải trên thực tế.
4
Trong mọi tội danh đều phải có cấu thành tội phạm cơ bản.
  • Đúng. Vì trong CTTP cơ bản có các dấu hiệu định tội nhằm phân biệt tội phạm này vs tội phạm khác. Nếu tội danh không có CTTP cơ bản thì không phân biệt được các tội danh với nhau.
5
Khoản 1 Điều 108 BLHS là cấu thành tội phạm tăng nặng của Tội phản bội Tổ quốc.
  • Sai. Vì đây là CTTP cơ bản của tội phản bội tổ quốc. Trong khoản 1 Điều 108 chỉ đưa ra các dấu hiệu định tội không đề cập đến những dấu hiệu định khung tăng nặng.
6
Căn cứ để xác định cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức là dựa vào hậu quả trên thực tế đã xảy ra hay chưa.
  • Sai. Không dựa vào hậu quả xảy ra trên thực tế mà chỉ dựa vào luật có quy định hậu quả là dấu hiệu định tội hay không.
7
Căn cứ xác định cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức là đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm đó được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.
  • Đúng.
8
Tội phạm có cấu thành hình thức là tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
  • Sai. Vì hậu quả phải được quy định trong BLHS chứ không phải trên thực tế.

BÀI TẬP
1
A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam.
Anh (chị) hãy xác định:
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao?
  • Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
  • Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có CTTP vật chất. Vì trong mặt khách quan của Điều 173 BLHS 2015 ngoài đề cập về hành vi nguy hiểm cho xã hội còn nói đến hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra là xâm phạm đến tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên.
  • Hành vi của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng. Vì trong khoản 2 Điều 173 có quy định các tình tiết định khung tăng nặng.
2
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, tội phạm thuộc loại CTTP nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó thuộc trường hợp quy định tại:
Khoản 1 Điều 174 BLHS;
Khoản 2 Điều 174 BLHS;
Khoản 3 Điều 174 BLHS;
Khoản 4 Điều 174 BLHS.
2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao?
  • 1.  Khoản 1 Điều 174 BLHS: CTTP cơ bản.
  • Khoản 2 Điều 174 BLHS: CTTP tặng nặng vì có các tình tiết định khung tăng nặng.
  • Khoản 3 Điều 174 BLHS: CTTP tặng nặng vì có các tình tiết định khung tăng nặng.
  • Khoản 4 Điều 174 BLHS: CTTP tặng nặng vì có các tình tiết định khung tăng nặng.
  • 2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất. Vì trong mặt khách quan của Điều 174 BLHS 2015 ngoài đề cập về hành vi nguy hiểm cho xã hội còn nói đến hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra là xâm phạm đến tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng (theo khoản 1 Điều 174).
3
Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS về tội phạm cụ thể, hãy xác định các tội phạm sau đây thuộc loại CTTP nào:
1. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS)
2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS);
3. Tội cướp tài sản (Điều 168);
4. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
  • 1. Khoản 1: CTTP vật chất,  Khoản 2, 3: CTTP tăng nặng
  • 2. Khoản 1: CTTP hình thức, Khoản 2, 3: CTTP tăng nặng
  • 3. Khoản 1: CTTP cắt xén, Khoản 2, 3, 4: CTTP tăng nặng, Khoản 5: CTTP giảm nhẹ
  • 4. Khoản 1 (Điểm a, b: CTTP vật chất + Điểm c: CTTP hình thức), Khoản 2, 3, 4: CTTP tăng nặng

BÀI TẬP BỔ SUNG
1
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh, những trường hợp sau đây là cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ? Tại sao?
a.         Khoản 2 Điều 110 BLHS.
b.         Khoản 1 Điều 123 BLHS.
c.         Khoản 2 Điều 124 BLHS.
d.         Khoản 4 Điều 168 BLHS.
  • a. CTTP giảm nhẹ. Vi ngoài dấu hiệu định tội còn quy định trong trưởng hợp có các tình tiết giảm nhẹ.
  • b. CTTP tăng nặng. Vì  nhà làm luật đã thiết kế Điều 123 BLHS tương đối đặc biệt hơn so với các điều luật khác trong phần tội phạm. Đó là cấu thành cơ bản của tội phạm ở khoản 1 điều này lại là cấu thành tăng nặng và khoản 2 của điều luật này lại là cấu thành giảm nhẹ. Theo đó nếu như không có 16 tình tiết tăng nặng tại các điểm từ a đến q của khoản 1 thì người phạm tội chỉ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 123 BLHS. Chúng ta thấy rõ ràng ngoài dấu hiệu định tội  thì còn có các dấu hiệu như giết nhiều người, giết phụ nữ mà biết là có thai, giết trẻ em...... chính là những dấu hiệu phản ánh những tình tiết tăng nặng TNHS. Như vậy khoản 1 chính là CTTP tăng nặng và do đó, khoản 2 chính là CTTP cơ bản.
  • c. CTTP cơ bản.
  • d. CTTP tăng nặng.
2
Trên cơ sở cấu trúc của cấu thành tội phạm, hãy xác định các tội phạm sau đây là cấu thành tội phạm vật chất, hình thức hay cắt xén? Tại sao?
a. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS).
b. Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS).
c. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS).
d. Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
e. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
  • a. CTTP vật chất vì khoản 1 Điều 134 có quy định về tỷ lệ thương tật tức hậu quả mà hành vi đó gây ra đc xem là một dấu hiệu định tội.
  • b. Khoản 1 là CTTP hình thức, khoản 2 + khoản 3 là CTTP vật chất.
  • c. Khoản 1 là CTTP cắt xén. Vì hành vi chiếm đoạt tài sản bị cắt xén và chuyển hóa thành mục đích. Đồng thời trong quy định này có hai hành vi phạm tội là bắt cóc và chiếm đoạt tài sản. Khoản 2 và khoản 3 có CTTP vật chất.
  • d. CTTP hình thức.
  • e. Điểm c khoản 1 Điều 266: CTTP hình thức.
  • Điểm b, c khoản 1 Điều 266: CTTP vật chất.
3
Khoảng 3 giờ sáng ngày 21/07/2016,Thiện và Quân rủ nhau lẻn vào nhà bà Nga trộm cắp xe máy Nouvo trị giá khoảng 25 triệu đồng. Khi đang dắt xe ra đến sân thì con trai bà Nga phát hiện nên tri hô. Thấy vậy, Thiện và Quân bỏ xe lại và chạy thoát. Tuy nhiên, 3 ngày sau công an đã bắt được Thiện và Quân khi đang lẩn trốn tại Đồng Nai. Hành vi trên của Thiện và Quân đã phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi trên của Thiện và Quân thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ? Tại sao?
2. Tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức? Tại sao?
  • 1. Hành vi trên của Thiện và Quân thuộc CTTP cơ bản. Vì hành vi trên của Thiện và Quân đã phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS (chỉ có dấu hiệu định tội và không có các dấu hiệu của định khung tăng nặng và định khung giảm nhẹ).
  • 2. CTTP vật chất. Vì trong mặt khách quan của Điều 173 BLHS 2015, ngoài việc đề cập về hành vi nguy hiểm cho xã hội còn nói đến hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra là xâm phạm đến tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. 
Believe you can and you’re halfway there.

Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...