Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Cấu tạo và hiệu lực của BLHS


CHƯƠNG II KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Trong Phần thứ hai (Các tội phạm) của Bộ luật hình sự năm 2015, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự.
Câu nhận định trên là sai. Vì trong phần Các tội phạm, mỗi điều luật có thể quy định một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự. Vd: Điều 304 BLHS.

2. Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 259 BLHS năm 2015 là loại quy định viện dẫn.
Câu nhận định trên là đúng. Vì ở khoản 1 Điều 259 BLHS, muốn xác định dấu hiệu của TP cần phải xem xét thêm các quy định khác của pháp luật.

3. Phần quy định trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 108 BLHS năm 2015 là loại qui định mô tả.
Câu nhận định trên là đúng. Vì khoản 1 Điều 108 BLHS không những nêu tên tội phạm mà còn mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm (câu kết với người nước ngoài…)

4. Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 là loại chế tài tương đối dứt khoát.
Câu nhận định trên là đúng. Vì khoản 1 Điều 171 BLHS quy định người phạm tội bị phạt tù từ 01 đến 05 năm, tức nêu mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt cho nên chế tài này thuộc loại chế tài tương đối dứt khoát.

5. Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 là loại chế tài lựa chọn.
Câu nhận định trên là sai. Vì khoản 1 Điều 168 BLHS quy định người phạm tội bị phạt tù từ 03 đến 10 năm, tức nêu mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt cho nên chế tài này thuộc loại chế tài tương đối dứt khoát chứ không phải chế tài lựa chọn.

6. BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu nhận định trên là sai. Vì theo Điều 6 BLHS thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với cả hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam.

7. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu nhận định trên là sai. Vì tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

8. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Câu nhận định trên là đúng. Theo khoản 3 Điều 7 BLHS.

9. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Câu nhận định trên là sai. Theo khoản 2 Điều 6 BLHS thì BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

10. BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Câu nhận định trên là đúng. Theo khoản 3 Điều 6 BLHS thì BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.


BÀI TẬP CHƯƠNG II
1. Do có thâm niên làm ăn trên đất Lào nên Cường, Thảo và Thìn (là ba công dân Việt Nam) biết nhà bà Cúc ở bản Pạc Đông, thị xã Thà Khẹc, tỉnh Khăm Muộn (Lào) có nhiều tài sản giá trị. Biết tin nhà bà Cúc đi vắng, Cường chạy ôtô đến rủ Thảo, Thìn đột nhập nhà bà Cúc lấy trộm gần 575 triệu kíp Lào (tương đương hơn 1 tỉ đồng Việt Nam) chia nhau. Do nhà bà Cúc có gắn camera nên mọi hoạt động của băng trộm đã bị ghi lại chi tiết. Gần hai tháng sau, cảnh sát tỉnh Khăm Muộn phối hợp với Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt được Cường, Thảo và Thìn tại Việt Nam.
Anh (chị) hãy xác định: BLHS Việt Nam có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội trộm cắp tài sản trên không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

BLHS Việt Nam có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội trộm cắp tài sản trên. Vì Cường, Thảo, Thìn đều là công dân Việt Nam và có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 173 BLHS đồng thời căn cứ vào khoản 1 Điều 6 BLHS 2015:
“Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.”

2. A và B là hai công dân Việt Nam đang sinh sống tại Liên bang Nga. Do mâu thuẫn trong quan hệ làm ăn, A đã giết B trên lãnh thổ Liên bang Nga.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Nếu sau khi giết B, A đã trốn về Việt Nam thì BLHS Việt Nam có thể có hiệu lực đối với hành vi phạm tội trên của A không? Tại sao?
2. Nếu Tòa án Liên bang Nga đã kết án A 15 năm tù về hành vi giết người nêu trên thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù ở Liên bang Nga, về Việt Nam, A có thể phải chịu TNHS theo quy định của BLHS Việt Nam không? Tại sao?

1. Có. Căn cứ vào khoản 1 Điều 6
2. A không phải chịu TNHS theo quy định của BLHS. Vì trên thực tế xét xử và dựa trên tinh thần của BLHS Việt Nam thì một người sẽ không chịu trách nhiệm hình sự hai lần cho cùng một loại tội phạm. Vì vậy nếu Tòa án Liên bang Nga đã kết án A 15 năm tù về hành vi giết người nêu trên thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù ở Liên bang Nga, về Việt Nam, A không phải chịu TNHS theo quy định của BLHS Việt Nam.

3. Nam tàng trữ trái phép một bánh heroin từ tháng 12/2014 đến tháng 7/2016 thì bị phát hiện và bắt giữ. Theo anh (chị), Tòa án cần áp dụng BLHS nào đối với Nam trong những trường hợp sau? Tại sao?
1. Nếu đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nêu trên, BLHS năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, BLHS 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. 
2. Nếu đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nêu trên, BLHS năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, BLHS năm 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân. Như câu trên
Lưu ý: Giả sử BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nêu trên của Nam được thực hiện vào tháng 7/2016. Vào thời điểm này BLHS 2015 đã có hiệu lực thi hành. Vì vậy ta căn cứ vào khoản 1 Điều 7 BLHS 2015 Tòa án cần áp dụng BLHS 2015  đối với Nam trong những trường hợp này.

4. Năm 2014, Hưng thực hiện hành vi phạm tội X. Khi bị phát hiện, Hưng đã bỏ trốn và bị truy nã. Năm 2016, Hưng đã đầu thú và sau đó bị xét xử vào tháng 9/2016.
Theo anh (chị), Tòa án cần áp dụng BLHS nào đối với hành vi phạm tội của Hưng trong những trường hợp sau? Tại sao?
1. Nếu đối với hành vi phạm tội X, BLHS năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, BLHS năm 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân.
2. Nếu đối với hành vi phạm tội X, BLHS năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, BLHS năm 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù.
Lưu ý: Giả sử BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

1. Thời điểm Hưng thực hiện hành vi phạm tội là năm 2014 nhưng đưa ra xét cử vào tháng 9/2016 vì trong trường hợp này mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt theo BLHS 1999 nhẹ hơn so với quy định của BLHS 2015. Bời lẽ đó, trong trường hợp này ta áp dụng khoản 2 Điều 7 BLHS 2015, ta sẽ áp dụng BLHS 1999 đối vs hành vi phạm tội của Hưng.
2. Thời điểm Hưng thực hiện hành vi phạm tội là năm 2014 nhưng đưa ra xét cử vào tháng 9/2016 vì trong trường hợp này mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt theo BLHS 1999 nặng hơn so với quy định của BLHS 2015. Bời lẽ đó, trong trường hợp này ta áp dụng khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 ta sẽ áp dụng BLHS 2015 đối vs hành vi phạm tội của Hưng.

5. Anh (chị) hãy đọc quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và Điều 260 BLHS năm 2015 về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Anh (chị) hãy xác định: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trong BLHS năm 2015 có phải là “điều luật quy định một tội phạm mới” không? Tại sao?

Không phải quy định về một tội phạm mới vì các nhà làm luật dựa trên cơ sở Điều 202 BLHS năm 1999 để sửa đổi, bổ sung thành Điều 260 BLHS năm 2015 cho phù hợp hơn.
Việc thay đổi tên điều luật dẫn đến có sự thay đổi về chủ thể thực hiện tội phạm từ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang người tham gia giao thông đường bộ quy định rộng hơn về chủ thể của hành vi gồm tất cả những người tham gia giao thông kể cả những người khi tham gia giao thông là người đi bộ.

6. Trên cơ sở hiểu biết về hiệu lực theo thời gian của luật hình sự, anh (chị) hãy nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015, tìm ra những điều luật sau đây:
- Điều luật quy định một tội phạm mới.
- Điều luật xóa bỏ một tội phạm.
- Điều luật quy định hình phạt nhẹ hơn.

- Điều luật quy định một tội phạm mới (Điều 147, Điều 154, Điều 167, Điều 187, Điều 212 đến Điều 224, Điều 230, Điều 234, Điều 238, Điều 285, Điều 291, Điều 292, Điều 293, Điều 294, Điều 297, Điều 301, Điều 302, Điều 336, Điều 348, Điều 388, Điều 391, Điều 393, Điều 418).
- Điều luật xóa bỏ một tội phạm (Điều 83, Điều 149, Điều 159, Điều 165, Điều 167).
- Điều luật quy định hình phạt nhẹ hơn (7 tội danh bỏ hình phạt tử hình: Điểm b Khoản 1 Điều 142, Khoản 4 Điều 168, Khoản 4 Điều 193, Khoản 3 Điều 399, Khoản 4 Điều 394, Khoản 4 Điều 24).

7. Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:
- Điều 157 BLHS;
- Điều 168 BLHS;
- Điều 260 BLHS.

- Điều 157 BLHS: Quy định viện dẫn
- Điều 168 BLHS: Quy định mô tả.
- Điều 260 BLHS: Quy định viện dẫn.

8. Hãy xác định loại chế tài của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:
- Khoản 1 Điều 169 BLHS;
- Khoản 4 Điều 251 BLHS;
- Khoản 1 Điều 134 BLHS.

- Khoản 1 Điều 169 BLHS: Chế tài tương đối dứt khoát.
- Khoản 4 Điều 251 BLHS: Chế tài tương đối dứt khoát.
- Khoản 1 Điều 134 BLHS: Chế tài lựa chọn.

9. A 30 tuổi, quốc tịch Lào. Tại sân bay Tân Sơn Nhất của Việt Nam, A bị phát hiện mang 50.000 USD trái phép sang Lào. Qua thẩm vấn tại cơ quan điều tra, A khai nhận trước đó 3 tháng A đã bán hêrôin cho B là công dân Việt Nam và cho nợ 50.000 USD hẹn một tháng sau sẽ trả lại. Việc mua bán được thực hiện tại Lào. Quá hẹn không thấy B đem tiền đến trả nên A đã qua Việt Nam để đòi nợ. Trên đường mang tiền thu nợ từ B là 50.000 USD, A đã bị Hải quan Việt Nam phát hiện.
Trong trường hợp trên có hai hành vi phạm tội được thực hiện: đó là hành vi mua bán trái phép chất ma túy và hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi phạm tội của A có được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hay không? Tại sao?
2. BLHS VN có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?

1. Hành vi phạm tội của A được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Vì Trên đường mang tiền thu nợ từ B là 50.000 USD, A đã bị Hải quan Việt Nam phát hiện (tức TP đã có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam).
2. BLHS VN có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A theo khoản 1 Điều 5 BHS vì hành vi phạm tội này được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

10. A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý;
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người. Vì A là công dân Việt Nam và vì hành vi phạm tội này xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam nên theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 BLHS thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi trên.
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm. Tương tự như câu 1.

11. A (25 tuổi) là công dân Việt Nam đã phạm tội giết người tại Trung Quốc và bị Tòa án Trung Quốc xử phạt 10 năm tù. Sau khi mãn hạn tù, A về Việt Nam.
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về các phương án sau đây:
1. Khi về Việt Nam, A không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam;
2. Khi về Việt Nam, A vẫn phải chịu thêm trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam;
3. Theo Luật hình sự Việt Nam, A vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét cụ thể mà không buộc A chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nữa.

Hiện nay, BLHS vẫn chưa quy định về vấn đề này. Nhưng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 31: “Không ai bị kết án hai lần về cùng một tội phạm” thì khi về Việt Nam, A không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam.

12. Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản”.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Biết rằng:
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều luật, quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
1. Điều 133 BLHS 1999 quy định “hình phạt nặng hơn” vì tại khoản 4 Điều 133 BLHS 1999 có quy định hình phạt tử hình còn khoản 4 Điều 168 BLHS 2015 đã bỏ đi hình phạt này.

Điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử là Điều 168 BLHS 2015 vì theo khoản 3 Điều 7 thì Điều luật quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành, theo hướng có lợi cho người phạm tội (hiệu lực hồi tố).

13. A đã bắt đầu thực hiện hành vi X từ năm 2014 đến tháng 8/2016. Tháng 9/2016, hành vi của A bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định: BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong những trường hợp sau đây? Tại sao?
1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS năm 2015 đã bỏ tội danh này;
2. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS năm 2015.

Cả 2 câu đều áp dụng BLHS năm 2015 đối với A theo khoản 3 Điều 7 BLHS.

14. Căn cứ vào nguồn gốc và giá trị của sự giải thích thì các giải thích sau đây là loại giải thích gì và giá trị pháp lý của chúng như thế nào?
a. Mục 2 Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH ngày 28/1/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 “về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999” qui định:
“Đối với những phụ nữ bị xử phạt tử hình trước ngày công bố Bộ luật hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật hình sự này vẫn giữ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp họ đang có con (con đẻ, con nuôi) dưới 36 tháng tuổi hoặc đang có thai.”
b. Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn: “Người già” được xác định là người từ 70 tuổi trở lên.
c. Giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh có giải thích: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm  đoạt tài sản đang có chủ…”.

a. Giải thích chính thức. Vì đây là giải thích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Loại giải thích này có giá trị bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân.
b. Giải thích của cơ quan xét xử. Vì do Tòa án thực hiện. Có giá trị bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới.
c. Giải thích khoa học. Vì đây là giải thích không chính thức do các luật gia, cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý…đưa ra. Không có giá trị bắt buộc đối với cơ quan thực thi pháp luật.



You have to expect things of yourself before you can do them.









Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...