Skip to main content

DÂN SỰ - Hình thức của di chúc

DI CHÚC - Hình thức của di chúc
1.                  Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Di chúc gồm hai loại: di chúc miệng và di chúc viết. Đối với di chúc bằng văn bản vì là loại giao dịch đặc biệt và rất chú trọng yếu tố hình thức nên pháp luật hiện hành quy định hình thức di chúc hợp pháp là điều kiện bắt buộc để di chúc có hiệu lực. Trong loại di chúc bằng văn bản gồm có loại di chúc do người để lại di sản tự viết bằng tay cũng có những điều kiện hình thức chặt chẽ để di chúc có giá trị pháp lý.
Những điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý bao gồm:
·        Theo Điều 647,  người lập di chúc thành niên, có năng lực lập di chúc hoặc người từ đủ 15 - chưa đủ 18 tuổi phải có cha, mẹ, người giám hộ đồng ý.
·        Theo khoản 1 Điều 652, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt vào thời điểm lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
·        Người lập di chúc tự viết tay phải là người bình thường còn nếu thuộc trường hợp của khoản 3 Điều 652 thì phải được người làm chứng lập bằng văn bản giùm và phải có công chứng, chứng thực.
·        Theo Điều 655, người lập di chúc phải tự tay vết và kí vào bản di chúc. Điều này có thể hiểu rằng người lập di chúc không được đánh máy chữ, in hoặc bằng các cách thức tương tự mà phải trực tiếp tự mình viết ra nếu không thì di chúc sẽ không có giá trị pháp lý ngoài trường hợp được quy định tại Điều 656 khi người lập di chúc không thể tự mình lập di chúc. Việc quy định di chúc phải được người lập di chúc viết bằng tay cũng có những trường hợp đặc biệt có thể được xem xét, công nhận khi người lập di chúc đã thuần thục khi viết bằng bộ phận khác và chữ viết đã có tính hệ thống, có quy luật rõ ràng, ổn định.[1]
^
2.                  Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Bản án số 83/2009/DSPT phần Xét thấy có cho biết rằng người làm chứng cho việc lập di chúc của ông Này là “cha, em gái, em trai ông Này” có điểm chỉ ký tên làm chứng và những người này đều thuộc diện người thừa kế theo pháp luật. Về vấn đề người làm chứng là người thừa kế theo pháp luật theo khoản 1 Điều 654 thì còn tồn tại hai quan điểm về hàng thừa kế: Theo quan điểm thứ nhất thì người thừa kế theo pháp luật chỉ ở hàng thừa kế thứ nhất; còn theo quan điểm thứ hai thì tất cả những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc (bao gồm hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba). Nếu theo hướng hiểu thứ nhất thì chỉ có cha ông Này là người làm chứng không hợp pháp nhưng theo cách hiểu thứ hai thì cả ba người làm chứng đều không hợp pháp và cách hiểu thứ hai theo em thì thuyết phục hơn với quy định hiện hành.
^
3.                  Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này viết tay không? Vì sao?
Căn cứ vào bản án số 81/2009/DSPT thì di chúc của ông này lập là di chúc viết tay. Bởi vậy trong suốt bản án tòa không đề cập gì đến người lập di chúc thay cho ông Này mặc dù người lập di chúc này cũng rất quan trọng. Việc ông Này nhờ người làm chứng giùm không thể chứng minh được rằng bản di chúc không viết tay có thể ông Này muốn chắc chắn nên đã nhờ người làm chứng giùm ngay trong gia đình và trong bản án phần Xét thấy cũng đã xác định rằng lúc ông Này lập di chúc rất minh mẫn sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép. Việc xét đến trường hợp ông nhờ người khác làm là không thỏa đáng vì lúc lập di chúc có người làm chứng, ông cũng còn minh mẫn không thuộc trường hợp không thể tự mình viết bản di chúc. Qua đó có thể xét rằng ông Này đã tự viết bản di chúc.
^
4.                  Suy nghĩ cuả anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
Việc Tòa phúc thẩm công nhận bản di chúc của ông Này là bản di chúc hợp pháp (nếu xét về hình thức di chúc) là phù hợp với pháp luật có căn cứ xác minh, rõ ràng, chặt chẽ thể hiện trong phần Xét thấy, ở đoạn: “Xét thấy, giấy thừa kế do ông Nguyễn Này... nên được coi là di chúc hợp pháp”. Bởi vì, về hình thức đây là một bản di chúc tự viết tay không vi phạm Điều 652 về di chúc hợp pháp hay bất cứ một điều luật nào khác (khi ông Này lập di chúc vẫn còn minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép) và càng có tính thuyết phục hơn khi có sự làm chứng của cha, em gái, em trai ông Này.
^
5.                  Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Quá trình lập di chúc của cụ Hựu đã được đề cập đến trong Quyết định số 874/2011/DS-GĐT phần Xét thấy đoạn: “di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông vũ và cụ Đỗ Thị Qúy (là mẹ ông Vũ) ký tên làm chứng, sau đó ngày 04-01-1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâm xác nhận”. Qua đó ta thấy di chúc của cụ Hựu không tự mình viết di chúc mà nhờ người khác thì đó là di chúc bằng văn bản có người làm chứng và sau đó phải công chứng, chứng thực.
^
6.                  Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời?
Cụ Hựu là người không biết chữ. Bởi vì trong Quyết định số 874/2011/DS-GĐT phần xét thấy có câu đề cập đến tình trạng này của cụ Hữu và có người xác nhận chính là ông Quang: “Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ”. Do bởi không biết chữ nên cụ không thể tự mình viết di chúc mà phải đọc cho ông Vũ viết như đã đề cập ở trên.
^
7.                  Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Về phần hình thức đối với di chúc của người không biết chữ phải đáp ứng đủ các yêu cầu luật định sau đây:
·        Theo K3 Điều 652 đối với người không biết chữ khi lập di chúc phải có người làm chứng lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
·        Về phần người làm chứng lập văn bản thì người làm chứng đó phải phù hợp với yêu cầu tại Điều 654.
·        Ngoài ra người không biết chữ có thể lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn như tại K2 Điều 658.
·        Tuy người không biết chữ hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của người lập di chúc tại điều 656 nhưng do tại Điều này không quy định về việc công chứng mà chỉ cần có ít nhất hai người làm chứng và trong đó có thể bao gồm cả người viết hộ.
^
8.                  Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu?
Tuy trong bản án có đề câp đến việc ông Vũ (đại diện dòng họ Đỗ) cho rằng nhà đất là tài sản của dòng họ Đỗ nhưng không chứng minh được nên Tòa vẫn xác nhận nhà đất là di sản của cụ Hằng và cụ Hựu. Cho nên việc ông Vũ là người làm chứng lập văn bản di chúc cho cụ Hựu hoàn toàn không vi phạm khoản 2 Điều 654. Bên cạnh đó, điều kiện bản di chúc cần công chứng hoặc chứng thực thì bản án có đề cập rằng đã có sự xác nhận của trưởng thôn và UBND xã nhưng không nói rõ là đã công chứng hay chứng thực chưa và chỉ xác nhận chữ kí của cụ Hựu.Vậy di chúc của cụ Hựu đã đáp ứng một phần các điều kiện của di chúc do người không biết chữ lập.

9.                  Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu?
Di chúc của cụ Hựu đã đáp ứng đủ về phần hình thức của một bản di chúc được lập bởi người không biết chữ nhưng chưa thuyết phục bởi việc xác nhận bởi thôn trưởng và UBND xã diễn ra sau hơn 1 tháng nhưng trong các điều kiện không quy định về thời hiệu nên quan trọng hơn là Quyết định 874 có đề cập rằng UBND chỉ xác nhận chữ kí của bà Hựu chứ chưa xác nhận kĩ các phần còn lại.
^
10.             Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao?
Di chúc nêu trên chưa đáp ứng thỏa mãn điều kiện về hình thức. Bản di chúc của cụ Hựu là người không biết chữ, có nhờ người làm chứng là ông Vũ lập thành văn bản có kí tên điểm chỉ nhưng về phần công chứng hoăc chứng thực cho bản di chúc thì vẫn chưa rõ ràng bởi UBND xã chỉ mới xác nhận chữ kí của người lập di chúc.
^
11.             Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ.
Các quy định liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ (khoản 3 Điều 654) dễ bị nhầm lẫn với trường hợp di chúc bằng văn bản có người làm chứng tại Điều 656 BLDS. Nếu là người không biết chữ thì họ hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của người lập di chúc tại điều 656. Nhưng hai quy định là Điều 656 và khoản 3 Điều 654 lại hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao lại còn quy định thêm khoản 3 Điều 654? Tuy vậy, đối với khoản 2 Điều 658 thì lại là một quy định rất chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ khi lập di chúc tại cơ quan công chứng, UBND xã phường thị trấn.




[1] Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Nxb. Hồng Đức 2012, tr.238.

Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...