THẢO LUẬN DÂN SỰ
Câu hỏi: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện).
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 84 BLDS 2005, Tổ chức muốn trở thành pháp nhân thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Pháp nhân phải là một tổ chức được thành lập hợp pháp, tức là phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cho loại pháp nhân đó. Quy định trên nhằm mục đích thừa nhận sự xuất hiện của pháp nhân. Bên cạnh đó, thông qua quy định này, các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra, giám sát việc thành lập các tổ chức, đồng thời ngăn ngừa các tổ chức nguy hại cho xã hội ra đời. Đây còn là cơ sở pháp lý để Tòa án và các cơ quan tài phán xem xét tình hợp pháp của các pháp nhân và giải quyết các tranh chấp liên quan đến sự thành lập và tồn tại của các pháp nhân.
Pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nghĩa là phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh, ổn định, thống nhất. Việc quy định cá nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ là để tạo tiền đề giúp cho pháp nhân có đủ năng lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, đông thời đảm bảo sự tồn tại ổn định của pháp nhân, không bị lệ thuộc vào số lượng và sự thay đổi thành viên cũng như lệ thuộc về mặt tổ chức đối với các cơ quan sáng lập pháp nhân.
Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, tức là sản nghiệp của pháp nhân phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của thành viên hoặc tài sản của cơ quan nhà nước sáng lâp pháp nhân. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt pháp nhân với cá nhân và các tổ chức khác. Bên cạnh việc có tài sản độc lập thì pháp nhân còn phải có khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm tài sản một cách độc lập nghĩa là pháp nhân phải tự mình chịu trách nhiệm truớc chủ nợ bằng chính tài sản của pháp nhân và cũng chỉ phải chịu trách nhiệm tối đa bằng toàn bộ tài sản của pháp nhân. Việc quy định như vậy nhằm giới hạn mức độ chịu trách nhiệm của pháp nhân và hạn chế rủi ro tài chính đối với các thành viên cũng như người sáng lập.
Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Sự độc lập về mặt tổ chức và tài sản tạo nên tư cách chủ thể độc lập của pháp nhân. Việc quy định như trên đảm bảo cho pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập để hoạt động, cũng như đảm bảo tư cách chủ thể đầy đủ và địa vị pháp lý bình đẳng của pháp nhân đối với các chủ thể khác.
Câu hỏi: Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào trong Bản án có câu trả lời.
Trả lời:
_ Trong Bản án số 1117, Bộ tài nguyên và môi truờng đã xem Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi truờng là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Điều này thể hiện trong quyết định số 1364/QĐ-BTNMT “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.”
_ Đoạn văn bản trong Bản án có câu trả lời:
“Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.”
Câu hỏi: Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
Trả lời:
Căn cứ vào các Điều 84, Điều 92 Bộ luật dân sự 2005 và Quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ tài nguyên và Môi truờng. Ta thấy, Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân vì:
Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi truờng chưa đáp ứng đủ điều kiện có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi truờng chỉ là một bộ phận giúp Bộ truởng theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện một số nhiệm vụ theo chuơng trình công tác của Bộ
Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi truờng chưa đáp ứng đủ điều kiện về độc lập trong tài sản. Cơ quan đại diện phải lập dự toán, tổ chức thực hiện sự toán, quyết toán thu chi ngân sách heo quyết định của Nhà nước và phân cấp của Bộ, quản lí tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Câu hỏi: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn tuân thủ theo pháp luật, khi chấp nhận yêu cầu bồi thường cho Nguyễn Ngọc Hùng và chấp nhận một phần kháng cáo của Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Câu hỏi: Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Trả lời:
Theo Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự của Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2011 (Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư): pháp nhân không thể “tự mình” xác lập; thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Để tham gia vào đời sống dân sự, pháp nhân cần “thông qua” người khác như đại diện. Trong thực tế, “pháp nhân luôn được đại diện, từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt, trong tất cả các hoạt động của mình”. Do pháp nhân tham gia vào đời sống dân sự thông qua người khác nên “pháp nhân không có năng lực hành vi thực”. Nói cách khác, để là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 86 BLDS 2005.
Câu hỏi: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 93 BLDS 2005, thì “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.” Do đó, giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà trong tình huống trên có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 3, 4, 5 Điều 92 BLDS 2005. Ta thấy, việc trong quy chế Công ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là trái với Khoản 3, 4 Điều 92 BLDS 2005. Theo đó, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh không có tư cách pháp nhân mà chỉ được nhân danh pháp nhân (tức Công ty Bắc Sơn) xác lập các giao dịch trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Các giao dịch do chi nhánh của Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh xác lập nhân danh Công ty Bắc Sơn, trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền thì đều làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Xét trong trường hợp trên, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn đã ký kết hợp đồng với Công ty Nam Hà, vậy hợp đồng này sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Sơn chứ không phải chi nhánh của công ty đó theo Khoản 5, Điều 92 BLDS 2005.
Do your best
Comments