Skip to main content

Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN HỌC PHẦN 2
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT




Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc 1 lĩnh vực nhất định.
Phạm trù triết học và phạm trù của các khoa hoc có thể có quan hệ biện chứng với nhau.

I. Cái riêng và cái chung
A.   Khái niệm.
  1. Cái riêng: là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
  2. Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc  tính chung không những chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp laị trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
  3. Cái đơn nhất là phạm trù chỉ những cái chung nhất, những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vât chất, mà không lặp lại ở bất kì sự vật, hiên tượng, hay kết cấu vật chất nào khác.

B.   Quan hệ biện chứng giữa cái riêng , cái chung và cái đơn nhất.
  • Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Có nghĩa là, không có cái chung trừu tượng tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng.
  • Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung (không có sự vật hiện tượng riêng lẻ nào tồn tại độc lập tuyệt đối, tách khỏi cái chung)
  • Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
  • Trong quá trình phát triển liên tục của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất, cái chung có thể chuyển hóa cho nhau.

C.   Ý nghĩa phương pháp luận
  • Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng nên muốn tìm ra cái chung, cần phải bắt đầu từ việc nhận thức từng cái riêng cụ thể, để khái quát những đặc điểm chung giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng riêng lẻ đó, tránh xuất phát từ ý muốn chủ quan.
  • Nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
  • Nếu áp dụng nguyên xi cái chung thì sẽ rơi vào bệnh rập khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung , tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm, cục bộ, địa phương.
  • Trong thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người  trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

Xem thêm Fanpage CÙNG NHAU HỌC LUẬT 


II. Nguyên nhân và kết quả
A.   Khái niệm
  1. Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
  2. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân gây nên.


B.   Tính chất của mối liên hệ nhân-quả
  • tính khách quan
  • tính phổ biến
  • tính tất yếu


C.   Quan hệ biện chứng
  • Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả
  • Nguyên nhân luôn có trước kết quả nhưng không phải mọi hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả
  • Một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và ngươc lại.
  • Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện, kết quả có ảnh hưởng ngược trở lại đối với nguyên nhân.
Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai chiều hướng: Kết quả có thể thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực)

  • Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Một sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác có thể lại là kết quả và ngược lại. Một kết quả do nguyên nhân sinh ra, đến lượt mình nó lại trở thành nguyên nhân sinh ra những kết quả khác. Quá trình đó tạo thành chuỗi nhân-quả vô tận à cần đặt trong quan điểm lịch sử - cụ thể.

D. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần lưu ý:
  • Mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, nên chỉ có thể tìm hiểu nguyên nhân cùa một sự vật trong chính sự vật. Quan điểm này chống lại các quan điểm duy tâm, tôn giáo về những nguyên nhân thần bí.
  • Một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra vì vậy phải biết phân loại nguyên nhân, tâp trung vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong để tác động nhằm tạo ra kết quả như ý muốn.
  • Muốn khắc phục một hiện tượng tiêu cực thì phải tiêu diệt nguyên nhân sinh ra nó.
  • Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều nguyên nhân để tạo ra kết quả nhất định.
  • Biết sử dụng kết quả tác động lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhân tích cực, hạn chế nguyên nhân tiêu cực.



There are two kinds of people in this world: those who want to get things done and those who don’t want to make mistakes. – John Maxwell





Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...