Di chúc tài sản
của người khác
1.
Cụ Hương đã định đoạt tài
sản nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Cụ Hương đã định đoạt tài
sản là toàn bộ căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú
Nhuận. Câu trả lời nằm ở đoạn: ‟Ngày
06/04/2009, cụ Nguyễn Văn hương chết, để lại di chúc có nội cung chia toàn bộ
căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận cho 5 người
con là: Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng,
Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí), di chúc đã được công chứng tại phòng công
chứng số 4 thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/01/2009.”; và đoạn: ‟Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ
vụ án thể hiện nguồn gốc tại địa chỉ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu (nay là 302 Nguyễn
Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận) được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp
giấy chứng nhận cho cụ Nguyễn Văn Hương vào năm 1994. Ngày 16/01/2009, cụ Hương
lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu
Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí).”
^
2.
Đoạn nào của Quyết định
cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng
cụ Hương?
Quyết định cho thấy tài
sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương thể
hiện ở đoạn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh ‟Công nhận căn nhà số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận
(số cũ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu) có diện tích 680,6 m2, giá trị tiền
xây dựng nhà 433.587.700 đồng là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý. Giao ½
căn nhà số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận có diện tích 340,3m2 cho cụ Quý và
½ giá trị tiền xây dựng nhà 216.793.850 đồng là tài sản thuộc quyền sở hữu của
cụ Lê Thanh Quý.”; và đoạn: ‟Tuy
nhiên, về nội dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản
chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Quý. Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ
nhà đất cho 5 người con trong khi không có sự đồng ý của cụ Quý là không đúng.”
3.
Tòa án đã công nhận phần
nào của di chúc? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Tòa án đã công nhận di
chúc có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất), thể
hiện ở đoạn: ‟Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm
xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài
sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) nên được chia đều cho 5 người là các ông bà
Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị
Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp
luật; còn ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Quý; phần giá trị căn nhà
theo định giá thì được chia cho cụ Quý ½ và thêm 2/3 suất thừa kế theo pháp
luật và phần còn lại chia đều cho 5 người con được hưởng thừa kế theo di chúc
của cụ Hương là có căn cứ.”
^
4.
Suy nghĩ của anh/chị về
hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của
tòa án là hoàn toàn hợp lí. Vì theo khoản 4 Điều 667 BLDS 2005: “Khi di
chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn
lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.”
“Nếu
một bên vợ hoặc chồng lập di chúc riêng định đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ
chồng thì di chúc này chỉ bị vô hiệu một phần. Phần di chúc định đoạt trong
giới hạn ½ tài sản chung (thuộc quyền sở hữu của cá nhân người lập di chúc) vẫn
được xem là hợp pháp và có hiệu lực. Phần di chúc vượt quá ½ tài sản chung bị
vô hiệu vì có nội dung trái pháp luật.”[1]
Và căn cứ theo Điều 669, cụ Quý dù không có
tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật. Do đó, Tòa sơ thẩm đã
tiến hành phân chia lại tài sản chung và thừa kế cho cụ Quý; Tòa giám đốc thẩm
cũng đồng ý với sự phân chia này. Như vậy có thể thấy quyết định này là hoàn
toàn phù hợp với pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cụ
Quý.
Những
người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo
quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo
quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao
động.
^
5.
Nếu cụ Quý chết trước cụ
Hương thì phần nào của di chúc có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Nếu cụ Quý chết trước cụ
Hương thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý đối với phần tài sản của cụ
Hương và phần thừa kế theo pháp luật của cụ Hương khi cụ Quý chết (vì cụ Quý
không phải là người thừa kế theo di chúc của cụ Hương nên không áp dụng khoản 2
điều 667). Cụ thể bao gồm: ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Hương; phần
giá trị căn nhà theo định giá thì được chia cho cụ Hương ½ và thêm phần thừa kế
theo pháp luật.
Theo đó: chia ½ căn nhà
số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận có diện tích 340,3m2 cho cụ Quý và
½ giá trị tiền xây dựng nhà là 216.793.850 đồng, phần thừa kế của cụ Quý (do
không nói rõ là có di chúc hay không) ta chia di sản thừa kế theo pháp luật thì
cụ Hương sẽ được hưởng: 340,3 : 12 = 28,6m2 diện tích đất và giá trị
tiền xây dựng nhà là 216.793.850 : 12 = 18.066.154 đồng. Tổng cộng phần tài sản
của cụ Hương sẽ là: 368,9m2 và giá trị tiền xây dựng nhà là
234.860.004 đồng. Do đó, phần di sản này của cụ Hương trong di chúc sẽ có giá
trị pháp lí.
Cơ sở pháp lí:
·
Khoản 4 điều 667 BLDS 2005: “Khi di
chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn
lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.”
·
Điểm a Khoản 1 điều 675: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong
những trường hợp sau đây: Không có di chúc.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy
định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha
đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
^
6.
Nếu tài sản được định
đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di
chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?
Nếu tài sản được định
đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di
chúc của cụ Hương không có giá trị pháp lý vì theo Điều 631: Quyền
thừa kế của cá nhân: “Cá nhân có quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người
thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo quy
định này, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản nhưng tài sản đó
phải thuộc quyền sở hữu/sử dụng của người đó.” Điều 634 cũng quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Do
đó, về mặt pháp lí, cụ Hương không có quyền lập di chúc để lại tài sản nếu tài
sản đó không thuộc quyền sở hữu của cụ.
“Theo
quy định của pháp luật dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển
tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tài sản của người lập di chúc để
lại được gọi là di sản. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt đối với di
sản của mình (để lại cho ai, tỉ lệ thừa hưởng…). Hiện nay, khi có yêu cầu công
chứng, chứng thực di chúc, người lập di chúc phải chứng minh tài sản của mình
là hợp pháp và có thật (nếu là nhà, xe, cổ phần, cổ phiếu… thì phải có chứng từ
sở hữu; nếu là tiền thì được thể hiện qua tài khoản ngân hàng). Nói cách khác,
đó phải là tài sản cụ thể. Nếu không chứng minh được tài sản ấy có thật thì cơ
quan thẩm quyền sẽ từ chối công chứng, chứng thực di chúc. Đáng nói là có nhiều
người lập di chúc có yêu cầu để lại những tài sản của mình có được tại thời
điểm qua đời, tức bao gồm cả những tài sản hình thành trong tương lai. Mà những
tài sản này thì không thể chứng minh tính có thật. Từ đó làm phát sinh tình
huống mỗi lần được sở hữu một tài sản mới thì chủ sở hữu phải lập di chúc mới,
có liệt kê thêm tài sản mới thì mới đảm bảo quyền định đoạt của mình đối với di
sản.”[2]
Tuy nhiên, việc lập di chúc không bắt buộc
người lập di chúc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sở hữu nhà mới
được lập di chúc mà chỉ cần có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, sở hữu
nhà, các giấy tờ làm căn cứ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở
hữu nhà được ghi nhận tại Điều 50 Luật đất đai năm 2003. Quy định này phần nào
cởi mở và phù hợp với nhiều tình huống xảy ra trong thực tế.
Comments