CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ
1. Thông tư liên tịch 02/2000 quy điều luật 1 tội phạm mới
- Tp hoàn toàn mới
- Điều luật mở rộng phạm vi xử lý
- Nguyễn Đăng Nam là công nhân tại một xưởng may gia công quần áo xuất khẩu do chị Bình làm chủ. Do không có tiền về quê, Nam đã lấy trộm 10 chiếc áo jacket với tổng trị giá 7 triệu đồng trong kho hàng của chị Bình và đem bán cho chị Chinh được 5 triệu đồng. Vụ việc sau đó bị phát giác. Chị Chinh đã trả lại toàn bộ số áo trên cho chị Bình và yêu cầu Nam trả cho chị Chinh 5 triệu đồng.
Hành vi phạm tội trên của Nam đã làm phát sinh các quan hệ xã hội sau:
1. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nam và chị Chinh về việc chị Chinh đòi Nam phải trả lại 5 triệu đồng.
2. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nam và chị Bình về việc chị Bình giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thanh lý hợp đồng lao động đối với Nam.
3. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nam và Nhà nước do Nam bị Tòa án phạt một năm tù về tội trộm cắp tài sản. quan hệ hình sự, vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện phạm tội
4. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án trên. quan hệ tố tụng hình sự
Anh (chị) hãy xác định, trong các quan hệ xã hội trên, quan hệ xã hội nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
- Chọn phương án trả lời thứ 3: Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nam và Nhà nước do Nam bị Tòa án phạt một năm tù về tội trộm cắp tài sản.
- Đây là quan hệ hình sự, vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện phạm tội.
2. Anh Tuấn vi phạm luật giao thông đường bộ nên đã tông xe vào anh Cảnh làm anh Cảnh bị chấn thương sọ não với tỷ lệ thương tật 57%. Trong một tháng anh Cảnh điều trị vết thương tại bệnh viện, anh Tuấn đã đưa cho anh Cảnh toàn bộ số tiền viện phí là 65 triệu đồng; số tiền thu nhập bị mất là 15 triệu đồng; và 30 triệu đồng để anh Cảnh bồi bổ sức khỏe sau khi xuất viện. Anh Cảnh thấy anh Tuấn tận tình lo lắng cho mình trong quá trình nằm viện và tỏ ra rất ân hận, nên anh Cảnh không muốn Tuấn bị xử lý hình sự. Do đó, anh Cảnh đã làm đơn gửi Cơ quan Điều tra yêu cầu đình chỉ vụ án hình sự đối với anh Tuấn (không tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử Tuấn nữa). Theo quy định của BLHS, hành vi trên của anh Tuấn đã phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Bằng sự hiểu biết về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam, anh (chị) cho biết yêu cầu trên của anh Cảnh có được Cơ quan Điều tra đáp ứng không? Tại sao?
(Lưu ý: Đọc thêm Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015).
- Yêu cầu của anh Cảnh ko được cơ quan điều tra đáp ứng. Vì đối tượng điều chỉnh trong Luật hình sự là mối quan hệ phát sinh giữa Nhà nước người và người phạm tội và phương pháp điều chỉnh là quyền uy phục tùng. Đồng thời căn cứ vào khoản 1 và 2 Điều 155 BLTTHS 2015 thì Điều 260 BLHS 2015 không thuộc trường hợp người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Cho nên trong trường hợp này việc ông Cảnh gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra đình chỉ đối với vụ án của anh Tuấn là không đủ cơ sở, không phù hợp với các quy định của pháp luật.
(Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.)
Strive for progress, not perfection.
Comments