Vấn đề về cho
vay nặng lãi
Bà A vay của bên vay nặng lãi với số tiền 90.000.000
đồng, tiền lãi là 9.000.000đ/1 tháng. Hiện nay Bà A đã bỏ trốn, nhóm người cho
vay nặng lãi thường xuyên đến công ty và gia đình làm phiền ép người nhà bà A
phải trả nợ, tuy nhiên trên giấy nợ Bà A có ký nhưng không ghi rõ nội dung về
lãi phải trả và không có điểm chỉ vân tay, tờ giấy nợ cũng không được nguyên vẹn
chỉ là một mảnh giấy nhỏ. Xin hỏi, trong trường hợp này Bà A sẽ bị xử lý như thế
nào?
Hiện nay, pháp luật
không quy định hình thức của hợp đồng vay tiền bắt buộc phải lập thành
văn bản nên các bên có thể giao kết, thỏa thuận về việc vay thông qua các hình
thức như: lời nói, văn bản,.... Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay mà phải khởi
kiện tại tòa án thì các bên cần cung cấp chứng cứ để chứng minh về việc vay tiền
hoặc trả tiền.
Điều 468 BLDS 2015 quy định về lãi suất cụ thể như
sau:
“1. Lãi suất vay
do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất
theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp
luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt
quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá
không có hiệu lực.
2. Trường hợp
các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có
tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn
quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Nghĩa vụ thanh toán của bên cho vay bao gồm: (1). Nợ
gốc; (2). Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay = Nợ gốc x lãi suất vay
trong hợp đồng x thời hạn hợp đồng vay; (3). Lãi phát sinh đối với phần tiền
lãi trên nợ gốc = Lãi trên nợ gốc x 0,83% x thời gian chậm trả; (4). Lãi trên nợ
gốc quá hạn = Nợ gốc x 1,5 x lãi suất vay trong hợp đồng x thời gian quá hạn.
Như vậy, đối với trường hợp của Bà A, nếu có thông
tin về thời hạn cho vay Bà A hoàn toàn có thể tính được khoản tiền mà Bà A phải
trả theo quy định của pháp luật hiện nay.
2. Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cụ thể như
sau:
“1. Người nào
trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi
suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng
đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm.
2. Phạm tội mà
thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm này là hành
vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đó là hành vi cho vay với lãi suất
gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất được quy định trong BLDS năm 2015.
Hành vi này bị coi là tội phạm nếu thỏa mãn 1 trong các dấu hiệu sau:
- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, đối với trường hợp của Bà A, theo quy định
của BLDS năm 2015 thì Mức lãi suất tối đa trong hợp đồng vay nói trên là 20%
giá trị khoản vay/năm tương ứng với 1,67% giá trị khoản vay/tháng, tức không
quá 1.503.000đ/tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp này Bà A lại phải trả đến tận
9.000.000đ/tháng cao hơn gấp gần 6 lần so với mức lãi suất cao nhất được quy định
trong BLDS năm 2015 nói trên. Nếu hành vi cho vay nặng lãi này mà người cho vay
thu lợi bất chính từ 30.000.000đ trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
thì có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017).
Comments