Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi


CHƯƠNG 11. CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI
NHẬN ĐỊNH


24     
Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.
è Đúng vì tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm là tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm của hành vi của người gây thiệt do hành vi của người gây thiệt hại àkhông phạm tội àkhông bị truy cứu TNHS.
25
Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.
è Đúng vì tình tiết loại trừ TNHS bao gồm 2 loại tình tình tiết là tình tiết loại trừ về hành vi và tình tiết loại trừ về lỗi.
26     
Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự        
è Đúng vì nếu người phạm tội ko có năng lực trách nhiệm hình sự (không nhận thức và không có khả năng điều khiển hành vi) thì hành vi của họ không co lỗi nên không phải chịu TNHS về hành vi đó. Đ21 BLHS 2015. Hơn nữa không có lỗi không là chủ thể của tội phạm
27     
Trong phòng vệ chính đáng, chỉ có người bị tấn công mới có quyền phòng vệ.
è Sai vì theo khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 có quy định Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Vì vậy ko nhất thiết người bị tấn công mới có quyền phòng vệ mà nếu mình thấy người khác bị tấn công mình có quyền phòng vệ
28     
Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự dù nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng không làm phát sinh quyền phòng vệ.   
è Sai. Vì dù đó là Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng sự tấn công đó vẫn xam phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức thì chúng ta vẫn có quyền phòng vệ. Đồng thời luật cũng không quy định trong trường hợp này chúng ta không có quyền phòng vệ
29     
Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 
è Sai, vì phòng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã chấm dứt trên thực tế, k còn hiện hữu. Trường hợp này vì quyền phòng vệ không khởi phát nên hành vi chồng trả ko đc xem là phòng vệ chính đáng và phải chịu TNHS như những trường hợp bình thường khác.
30     
Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết     
è Sai vì trong 1 các điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm có quy định về nguồn nguy hiểm bao gồm cả hành vi của con người và thiên nhiên.
31     
Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại gây ra cho người tấn công nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra       
è Sai vì để xét 1 hành vi có trong giới hạn hay ko thì phải dựa vào nhiều điều kiện của mặt khách quan và chủ quan. Trên thực tế, vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn kể cả khi hành thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra nếu có đủ căn cứ đễ chứng minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì thì biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết để ngăn chặn sự tấn công
32     
Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc phục tình trạng nguy hiểm.
è Sai vì theo khoản 1 Điều 23 thì thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa chứ không cần là thiệt hại nhỏ nhất.
BÀI TẬP
11     
Hãy xác định: A, B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đâm người của C hay không? Tại sao?     
è A, B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đâm người của C. Vì hành vi của C nằm ngoài dự tính của A và B vượt quá hành vi của người thực hành. Hành vi của C không được coi là phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì hai bên ẩu đả với nhau nhưng chưa đủ căn cứ làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.
12     
Anh (chị) hãy xác định:
1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát không?
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không?
è Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát. Vì trong trường hợp này hành vi tấn công nguy hiểm của B đã đe dọa đến quyền đc sống của A. vì vậy A có quyền phòng vệ để tự bảo vệ mình. (Theo k1 Điều 22 BLHS 2015)
è A phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B. Vì A đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Khi lấy đc con dao và trong tình trạng B say xỉn thì A có thể khống chế được A. A đã đánh giá sai mức độ và tính chất của hành vi xâm hại nên đã dẫn đến tình trạng chống trả quá mức cần thiết là đâm nhiều nhát vào ngực dẫn đến cái chết của B theo k2 Điều 22 BLHS 2015
13     
Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?
è Hành vi của H đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vì hành vi tấn công của S là hành vi nguy hiểm xâm hại đến lợi ích của H và trạm kiểm lâm nên lúc này làm phát sinh quyền phòng vệ của H. Tuy nhiên H đã đánh giá sai mức độ và tính chất của hành vi xâm hại. nên đã dẫn đến tình trạng chống trả quá mức cần thiết. Sau viên đạn đầu tiên H cơ bản đã khống chế được S nhưng H vẫn cố bắn 2 viên tiếp theo  từ lưng xuyên qua tim ra phía ngực dẫn đến cái chết của S. Trường hợp này căn cứ theo khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 thì H đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG
1       
Người gây thiệt hại cho xã hội thuộc trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì không phạm tội    
è Đúng vì tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm là tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm của hành vi của người gây thiệt do hành vi của người gây thiệt hại àkhông phạm tội à không bị truy cứu TNHS.
2       
Chống trả lại một cách cần thiết hành vi tấn công của người không có năng lực TNHS không được coi là phòng vệ chính đáng      
è Sai. Vì dù đó là Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng sự tấn công đó vẫn xam phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức thì chúng ta vẫn có quyền phòng vệ. Đồng thời luật cũng ko quy định trong trường hợp này chúng ta ko có quyền phòng vệ, chống trả.
3       
Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại do người tấn công dự định gây ra       
è Sai vì để xét 1 hành vi có trong giới hạn hay ko thì phải dựa vào nhiều điều kiện của mặt khách quan và chủ quan. Trên thực tế, vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn kể cả khi hành thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra nếu có đủ căn cứ đễ chứng minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì thì biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết để ngăn chặn sự tấn công.
4       
Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc phục sự nguy hiểm
è Sai vì theo k1 điều 23 thì  Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa chứ không cần là thiệt hại nhỏ nhất.
5       
Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết có thể do hành vi của con người cố ý gây ra  
è Sai vì trong 1 các điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm có quy định về nguồn nguy hiểm bao gồm cả hành vi của con người và thiên nhiên.

BÀI TẬP BỔ SUNG
1       
Anh chị hãy xác định  anh Côn có được coi là phòng vệ chính đáng không, tại sao? Nếu:
a/ Anh Côn đã chĩa súng bắn thẳng vào ngực một trong các đối tượng trên làm người này bị chết.
è Trong trường hợp này anh Côn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ta thấy, hành vi của ba thanh niên là nguy hiểm cho xã hội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của anh Côn và xã hội. Anh Côn đã nhiều lần cảnh cáo nhưng hành vi tấn công của chúng đối với anh Côn của chúng vẫn ko dừng lại. Vì vậy, lúc này quyền phòng vệ của anh Côn đc phát sinh. Tuy nhiên trong khoảng cách 8m là 1 khoảng cách khá xa. Anh Côn có đủ điều kiện để ngắm bắn vào các vị trí khác ko dẫn đến cái chết nhưng anh lại bắn vào ngực và dẫn đến 1 trong 3 đôi tượng bị chết. Hành vi này đã vượt quá mức cẩn thiết ko phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại bỡi lẽ đó hành vi của anh Côn ko đc coi là phòng vệ chính đáng
b/  Anh Côn đã chĩa mũi súng xuống chân một trong các đối tượng trên và bắn làm người này bị thương với tỷ lệ thương tật 35%        

è Trong trường hợp này anh Côn đc coi là phòng vệ chính đáng. Ta thấy, hành vi của ba thanh niên là nguy hiểm cho xã hội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của anh Côn và xã hội. Anh Côn đã nhiều lần cảnh cáo nhưng hành vi tấn công của chúng đối vs anh Côn của chúng vẫn ko dừng lại. Vì vậy, lúc này qyền phòng vệ của anh Côn đc phát sinh. Và hành động chĩa mũi súng xuống chân một trong các đối tượng trên và bắn làm người này bị thương với tỷ lệ thương tật 35% của anh lúc này là cần thiết.

2                
Luật sư cho rằng: Ông Hoàng không phạm tội vì hành vi trên của ông là “phòng vệ chính đáng”.
Vì ta thấy hành vi tấn công của Tuấn với ông Hoàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của của ông hoàng và xã hội. Vì vậy, lúc này quyền phòng vệ của ông Hoàng đã phát sinh. Vì thời điểm xảy ra vụ án là đêm tối, khả năng quan sát và phạm vi quan sát của ông Hoàng ko thể xác định rõ ràng đc. Thêm nữa là hai người đang trong tình trạng vật nhau.  Vì vậy, việc ông Hoàng đâm vào ngực và dẫn đến cái chết của Tuấn là việc ko vượt quá giới hạn cần thiết.
3       
Hành vi trên của Phúc có được coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội không? Phúc có phải chịu TNHS về việc gây ra cái chết cho anh Huỳnh không? Tại sao?
è Hành vi trên của Phúc ko được coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội vì trong trường hợp này ta thấy hành vi của tài xế là hành vi nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của xã hội, đồng thời tài xế còn có cố chấp khi phạm tội. Khi có yêu cầu xuống xe thì vẫn ngồi ở trên xe mà ko xuống. Vì vậy, hành vi của Phú ở đây là dùng vũ lực bắt người phạm tội. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Phú có nhiều sự lựa chọn hành vi khác sao cho phù hợp hơn. Bỡi lẽ hành vi của Phú so tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi tấn công gây ra là vượt quá mức cần thiết. Vì vậy, Phú ko đc coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Mặt khách quan của tội phạm (tiếp theo)

CHƯƠNG 6. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM (tiếp theo) Xem thêm:  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C6 - Mặt khách quan của tội phạm NHẬN ĐỊNH 16 Hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội trong mọi cấu thành tội phạm. è Câu nhận định trên là đúng. Vì không có hành vi phạm tội thì không có CTTP 17 Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần. è Câu nhận định trên là sai. Vì Tội liên tục là nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian hoặc có gián đoạn về mặt thời gian. 18 Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản. è Câu nhận định trên là sai. Vì trong CTTP hình thức hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. 19 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có cấu thành hình thức. è Câu nhận định trên là sai. Vì đây là dấu hiệu đối với CTTP vật chất. BÀI TẬP 7 (3) A là bác sĩ đa khoa: nguyên nhân chính ...