Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Các giai đoạn thực hiện tội phạm


CHƯƠNG 9 CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

NHẬN ĐỊNH
1
Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
è Sai vì trong trường hợp tuy chỉ là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội đủ để cấu thành 1 tội phạm độc lập , đe dọa đến các khách thể quan trọng như an ninh quốc gia, tính mạng con người thì vẫn phải chịu TNHS.
2
Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ TNHS.
è Ý kiến 1: Đúng. Vì việc xác định chính xác các giai đoạn phạm tội giúp xác định chính xác mức nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, làm cơ sở xác định mức độ chịu TNHS của người phạm tội. Tính nguy hiểm khác nhau. Tính nguy hiểm tỷ lệ thuận vs TNHS
Ý kiến 2: bổ sung: ba giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành là 3 mức độ thực hiện tội phạm khác nhau nên mức độ nguy hiểm cho xã hộ cũng khác nhau, phải chịu trách nhiệm hình sự theo cùng 1 điều luật, cùng 1 tội danh, chỉ khác nhau ở mức độ TNHS.
3
Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
è Sai vì trong trường hợp mặt khách quan của CTTP hình thức có nhiều hành vi. Nhưng người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà phải dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi là phạm tội chưa đạt.
4
Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
è Đúng vì đối với CTTP hình thức chỉ cần có thực hiện hết các hành vi, không cần có hậu quả hay mối quan hệ nhân quả, tội phạm vẫn được coi là hoàn thành.
5
Tội phạm có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
è Ý kiến 1: Sai vì tội phạm có CTTP vật chất hoàn thành khi có hậu quả nguy hiểm xảy ra cho xã hội được nêu CTTP xảy ra (hậu quả do luật định).
Ý kiến 2: bổ sung: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
6
Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thành.
è Ý kiến 1: Đúng. VD: trong trường hợp tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội chỉ mới thực hiện được 1 hành vi trong mặt khách quan của CTTP thì đã dừng lại do có các yếu tố khách quan. Kết thúc hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm được hoành thành.
Ý kiến 2: thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP, còn thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Tội phạm có thể chấm dứt ở giai đoạn nào chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
VD: khi giết người thì TĐTPKT là khi đâm nạn nhân, nhưng TĐTPHT là khi nạn nhân chết.
7
Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành.
è Đúng. VD: đối với tội trộm cắp tài sản, tội phạm có thể kết thúc khi tài sản được đưa đến chỗ cất giấu an toàn, nhưng khi đã trộm được tài sản là tội phạm đã hoàn thành.
8
Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
è Sai vì đây là dấu hiệu của thời điểm kết thúc tội phạm.
9
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm.
è Sai vì theo điều 16 BLHS 2015 trong trường hợp hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
10
Nếu người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm một cách tự nguyện và dứt khoát thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
è Sai vì đây chỉ là 1 trong hai điều kiện để được coi là tự ý chấm dứt việc phạm tội. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì còn phải thỏa mãn thêm 1 điều kiện nữa là việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
BÀI TẬP
1.
Hãy xác định Dũng và Thắng thực hiện hành vi nêu trên ở giai đoạn nào? Chúng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
è Thực hiện hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.Vì hành vi của Dũng và Thắng thỏa mãn cả 3 đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Ở đặc điểm thứ nhất là Dũng và Thắng đã có hành vi chuẩn bị dụng cụ phạm tội một đèn pin, một chùm chìa khóa vạn năng. Ở đặc điểm thứ hai, là cả hai đã xác định sẽ đi đến nhà ông Hương để ăn trộm (đi còn cách 30m). Đặc điểm thứ ba là Dũng và Thắng ko thể đến nhà ông Hương ăn trộm được vì bị tổ dân phòng kiểm tra và phát hiện.
è Hai người ko phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì trường hợp này được quy định trong khoản 1 Điều 173 là tội phạm ít nghiêm trọng.
2.
Anh (chị) hãy xác định:
Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?
Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? Nếu:
Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện;
Ngọc không đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu cấp cứu ở bệnh viện.
a.      è Những người trên phạm tội ở giai đoạn :
- Trường, Hiếu Giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Vì ta thấy rõ các nhân vật nêu trên đã trực tiếp thưc hiện hành vi ăn trộm của mình, đã tìm cách giết hai con chó và đột nhập vào nhà ông bằng để ăn trộm. điểm này đã thỏa mãn đặc điểm thứ nhất của giai đoạn phạm tội chưa đạt. ta thấy tội trộm cắp tài sản xét về hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi. Nhưng ở đây người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả hành vi đó mà đã phải dừng lại do bị phát hiện. Thỏa mãn đặc điểm thứ hai chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
- Ngọc là giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Vì hành vi của Ngọc thỏa mãn các đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội chỉ mới tạo ra các điều kiện cần thiết để phạm tội là giết hai con chó và phải dừng hành vi phạm tội của mình lại.
2.
a. Ngọc tuy đã dừng lại hành vi phạm tội của mình nhưng chưa vô hiệu hóa tất cả những gì trước đó. Không ngăn cản hành vi của những người khác. Vẫn bị phạm tội chưa đạt với vai trò người giúp sức.
b. Không đc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì mặc dù Ngọc thỏa mãn điều kiện thứ nhất là phạm tội trong giai đoạn chưa hoàn thành nhưng ở điều kiện thứ hai Ngọc không đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu cấp cứu ở bệnh viện chưa thể hiện được tính dứt khoát và tự nguyện việc chấm dứt thực hiện phạm tội của mình. Nếu không xảy ra sự kiện trên rất có thể Ngọc sẽ tiếp tục thực hiện hành vi trộm tiền nhà ông Bằng.
3
Anh (chị) hãy xác định:
Hành vi giết người của C và D thuộc loại sai lầm nào? Loại sai lầm đó có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự?
Hành vi giết người của C và D thuộc giai đoạn nào? Tại sao? Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức hay vật chất?
è Giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì hành vi giết người của C và D đã đc thực hiện 1 cách đầy đủ cần thiết để gây ra cái chết cho Y D đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực và bụng của anh Y. Nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chúng là anh Y được đưa đi cấp cưu kịp thời nên không chết. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất. C và D mới thực hiện hành vi giết người chưa có hậu quả xảy ra.
Cướp tài sản có cấu thành hình thức trong mặt khách quan chỉ càn có hành vi đe dọa dùng vũ lực. A kề cao vào cổ B để cướp xe thì đã dủ các hành vi thể hiện trong mặt khách quan nên đã đủ để coi là hoàn thành.
4
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người không?
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? (biết rằng hành vi giết người được quy định tại Điều 123 BLHS)
3. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép không? (biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS)
è A có hành vi bắn B nhưng trời tối lạc đạn. A được coi là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. A nghĩ mình đã thực hiện hết những hành vi cần thiết để giết B xét lúc thực hiện hành vi. Không xét sau khi thực hiện hành vi. Trong nhận thức A nghĩ rằng bắn xong cú bắn là cần thiết để gây ra hậu quả. Tại thời điểm bắn A cho rằng thực hiện xong hành vi gây ra hậu quả. Nên đc coi là chưa đạt đã hoàn thành.
è A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
è A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép vì hành vi sử dụng sung của A để bắn B đã đủ yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS.
5.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phải là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
è Không. Vì ta thấy rõ ràng hành vi trộm chiếc xe của A đã thỏa mãn hết tất cả các yếu tố của cấu thành tội phạm. A đã trộm đươc xe của nhà B và trong lúc thực hiện hành vi phạm tội đem xe về nhà mình không có yếu tố gì ngăn cản hành vi phạm tội của A. trong trường hợp này A đã được coi là tội phạm hoàn thành không thỏa mãn đủ điều kiện  để xét vào trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
6
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?
è Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa chưa hoàn thành. Vì ta thấy A và B đã trực tiếp tham gia trong việc trộm cắp xe của C thỏa mãn điều kiện thứ nhất của phạm tội chưa đạt. Thứ hai A B trộm xe của C nhưng trong trường hợp này hậu quả chưa xảy ra và Điều 173 là cấu thành tội phạm vật chất, thỏa mãn đặc điểm thứ hai của phạm tội chưa đạt. Và thứ ba A và B không trộm được xe của C là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn (trong lúc lấy xe ông C thì bị bắt giữ).
10.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào?
2. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào?
è Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. A, B, C đã trực tiếp tham gia vào vc trộm xe máy. Thỏa mãn đặc điểm thứ nhất của tội phạm chưa đạt. thứ hai theo Điều 173 thì đây là CTTP vật chất và hành vi phạm tội của A, B, C vẫn chưa gây hậu quả. Thỏa mãn đặc điểm thứ hai. Thứ ba, hành vi trộm cắp tài sản của A, B, C phải dừng lại do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn là gia đình chủ tài sản phát giác.
è Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn phạm tội đã hoàn thành do hành vi của C đã dẫn đến hậu quả chết người đã xảy ra. Mà yếu tố chết người là yếu tố bắt buộc trong việc cấu thành tội phạm giết người.

NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG
1
Người biểu lộ ý định phạm tội thì không phải chịu TNHS về tội phạm mà họ thể hiện ý muốn thực hiện.
Sai vì trong trường hợp tuy chỉ là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội đủ để cấu thành 1 tội phạm độc lập , đe dọa đến các khách thể quan trọng như an ninh quốc gia, tính mạng con người thì vẫn phải chịu TNHS.
2
Những tội phạm có lỗi vô ý thì không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
è Ý kiến 1:  đúng bởi vì đối vs người phạm tội với lỗi vô ý, họ không có ý định phạm tội, không mong muốn cho hậu quả xảy ra do đó không có sự chuẩn bị phạm tội.
Ý kiến 2: bổ sung: các giai đoạn thực hiện tội phâm chỉ đặt ra đối với các tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
3
Người chuẩn bị phạm tội thì phải chịu TNHS về tội định thực hiện.
è Sai vì nếu người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2  điều 14 BLHS 2015 thì không phải chịu TNHS về tội định thực hiện.
4
Phạm tội chưa đạt là trường hợp một người cố ý thực hiện tội phạm nhưng vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả nguy hiểm cho xã hội chưa xảy ra.
è Ý kiến 1:  Sai. Vì theo điều 15 BLHS 2015 thì phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Ý kiến 2 BỔ SUNG:  Sai, đối với CTTP hình thức, phạm tội chưa đạt là chưa thực hiện hết các hành vi được nêu trong dấu hiệu định tội.
Ý kiến 3 BỔ SUNG: Sai, có thể không xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng xảy ra hậu quả theo luật định.
5
Chỉ những tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất mới có giai đoạn phạm tội chưa đạt
Sai vì trong trường hợp CTTP hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi. Nếu người thực hiện hành vi khách quan chưa thực hiện hết hành vi mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này cũng coi là phạm tội chưa đạt.
6
Tội phạm hoàn thành là khi người phạm tội đạt được mục đích phạm tội của mình.
èÝ kiến 1: Sai vì tội phạm hoàn thành là khi tội phạm đã thỏa mãn hết tất cả các dấu hiệu dược mô tả trong cấu thành tội phạm.
Ý kiến 2: Khi tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lí thì cũng có thể người phạm tội chưa đạt được mục đích.
7
Chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi người phạm tội tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội của mình ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
è Sai vì phải thỏa mãn điều kiện việc chấm dứt hành vi phạm tội phải dứt khoát.
8
Giai đoạn thực hiện tội phạm là một trong các căn cứ ảnh hưởng đến mức hình phạt của người phạm tội.
è Đúng căn cứ theo điều 57 BLHS 2015Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
BÀI TẬP BỔ SUNG
1
Phạm tội theo khoản 1 Điều 123 BLHS
è Phải chịu TNHS theo điểm a, b khoản 2 điều 14 với mức phạt tù là 5 năm.
Phạm tội theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
è Điều 123 thuộc trường hợp quy định tại điếu 14 BLHS 2015 nên trong trường hợp này người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu TNHS. Căn cứ theo khoản 2 điều 57 và khoản 3 điều 123 thì trong trường hợp này mức hình phạt tối đa là 5 năm.
Phạm tội theo khoản 2 Điều 173 BLHS
è Không thuộc trường hợp quy định tại điều 14 BLHS 2015 nên trong trường hợp này người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội không phải chịu TNHS.
Phạm tội theo khoản 1 Điều 123 BLHS
è Theo điều 15 BLHS 2015 người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. đồng thời theo khoản 3 điều 57 thì hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 1 điều 123 là tử hình nên người phạm tội trong trường hợp này phải chịu mức hình phạt tối đa là 20 năm tù.
Phạm tội theo khoản 2 Điều 123 BLHS
è Theo điều 15 BLHS 2015 người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. đồng thời theo khoản 3 điều 57 thì nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định mà mức mức phạt tù được quy định tại khoản 2 điều 123 là từ 7 đến 15 năm tù nên người phạm tội trong trường hợp này phải chịu mức hình phạt tối đa là 11 năm 3 tháng.
Phạm tội theo khoản 2 Điều 173 BLHS.
è Theo điều 15 BLHS 2015 người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. đồng thời theo khoản 3 điều 57 thì nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định mà mức mức phạt tù được quy định tại khoản 2 điều 173 là từ 2 đến 7 năm tù. Trong trường hợp này mức hình phạt tối đa là 5 năm 3 tháng.
2
Anh (chị) đồng ý với quan điểm nào nêu trên? Tại sao?
è Hành vi của Thục và Sang dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì thỏa mãn ba đặc điểm của giai đoạn này. Thứ nhất, Thục và Sang đã có hành vi chuẩn bị các phương tiện công cụ phạm tội là Thục mang theo một thang dây để trèo tường vào trong nhà, hai khăn trùm mặt màu đen và một chìa khóa vạn năng để mở khóa xe. Thứ hai, thời điểm muộn nhất Thục và Sang chuẩn bị phạm tội là thời điểm trước lúc họ thực hiện hành vi trộm cắp của mình. Thứ ba, việc Thục và Sang phát hiện ra trong nhà ông Tích có đông người còn thức, mọi người đang ngồi chơi bài chính là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của Thục và Sang làm cho chúng không thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng. Chưa bắt tay vào việc phạm tội, không phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3
Anh (chị) đồng ý với quan điểm nào nêu trên? Tại sao?
èÝ kiến 1:  Quan điểm của Hội thẩm nhân dân: Là, Nam, Thắng phạm tội cướp tài sản ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Đối với CTTP cắt xén nhà làm luật chỉ quy định có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực là tội phạm đã hoàn thành. Dù chưa chiếm đoạt tài sản nhưng thỏa mãn các dấu hiệu mặt khách quan của tội cướp tài sản nên được coi là hoàn thành.
Ý kiến 2:  Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát: Là, Nam, Thắng phạm tội cướp tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. vì hành vi của 3 người nêu trên thỏa mãn các đặc điểm của giai đoạn phạm tội chưa đạt. Thứ nhất Là, Nam, Thắng là 3 người trực tiếp tham gia vào việc cướp tài sản. Thứ hai tội cướp tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức, hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi là cướp và chiếm đoạt tài sản. Nhưng ở đây ta thấy Là, Nam, Thắng chĩ mới thực hành vi cướp nhưng vẫn chưa chiếm đoạt được tài sản. Thứ ba, Là, Nam, Thắng không thực hiện được tội phạm đến cùng là do nguyên nhân chủ quan ngoài ý muốn của 3 người, cú va chạm chỉ làm chiếc Attila chao đảo và hai thanh niên ngồi trên đó rồ ga bỏ chạy và bị lực lượng công an xã Đông Thạnh mời về trụ sở làm việc


Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Mặt khách quan của tội phạm (tiếp theo)

CHƯƠNG 6. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM (tiếp theo) Xem thêm:  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C6 - Mặt khách quan của tội phạm NHẬN ĐỊNH 16 Hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội trong mọi cấu thành tội phạm. è Câu nhận định trên là đúng. Vì không có hành vi phạm tội thì không có CTTP 17 Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần. è Câu nhận định trên là sai. Vì Tội liên tục là nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian hoặc có gián đoạn về mặt thời gian. 18 Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản. è Câu nhận định trên là sai. Vì trong CTTP hình thức hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. 19 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có cấu thành hình thức. è Câu nhận định trên là sai. Vì đây là dấu hiệu đối với CTTP vật chất. BÀI TẬP 7 (3) A là bác sĩ đa khoa: nguyên nhân chính ...