b
CHƯƠNG 15
NHẬN ĐỊNH
26
Nếu trong thời hạn
luật định, người phạm tội cố tình trốn tránh thì thời gian trốn
tránh không được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
è Sai.
Chỉ không được tính vào thời hiệu truy cứu TNHS khi người phạm tội cố tình trốn
tránh và đã có lệnh truy nã (thời hiệu được tính lại kể từ ngày người đó ra đầu
thú hoặc bị bắt giữ) (K3 Đ27). Còn trong trường hợp người phạm tội cố tình trốn
tránh nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không ra quyết định truy nã hoặc có
ra quyết định truy nã nhưng không đúng với trình tự, thủ tục luật định thì thời
gian trốn tránh vẫn được tính để xác định thời hiệu truy cứu TNHS.
27
Thời hiệu thi
hành bản án theo Điều 60 BLHS là
thời hiệu thi hành đối với quyết định về hình phạt và các quyết định khác của bản
án hình sự.
è Sai.
Thời hiệu thi hành bản án theo Điều 60 chỉ là thời hiệu thi hành đối với quyết
định về một số hình phạt chính, thời hiệu thi hành các quyết định khác của bản
án bao gồm hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp,…
28
Trong trường hợp
người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt tù thì thời hiệu thi hành
bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
è Sai. Thời hiệu thi hành bản án hình
sự được tính kể từ ngày hết hạn hoãn chấp hành hình phạt tù theo Nghị quyết số
01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
29
Người được miễn trách nhiệm hình sự
thì không có án tích.
è Đúng.
Vì phạm vi miễn trách nhiệm hình sự bao gồm miễn tất cả các hình thức cưỡng chế
thuộc nội dung của TNHS, cụ thể là miễn hình phạt, các BPTP và án tích.
30
Thẩm quyền miễn
trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về Tòa án.
è Sai.
Thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự do các cơ quan tư pháp (TAND, VKSND, cơ
quan điều tra, cơ quan thi hành án) áp dụng trong quá trình giải quyết TNHS của
người phạm tội.
31
Đặc xá là một
trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.
è Sai.
Đặc xá là trường hợp miễn chấp hành hình phạt (K1 Đ62).
32
Đặc xá là biện pháp
chỉ được áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thời hạn.
è Sai.
Đặc xá là biện pháp được áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc
tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (Quyết định số
2230/2016/QĐ-CTN).
33
Người được đặc
xá thì không có án tích.
è Sai.
Vẫn có án tích theo Đ70 và Đ71.
34
Đại xá có thể được
áp dụng cho người đã thực hiện hành vi phạm tội mà chưa bị kết án.
è Đúng.
Vì đại xá có hiệu lực trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào.
35
Đại xá là biện
pháp chỉ được áp dụng cho người đang chấp hành hình phạt.
è Sai.
Đại xá có hiệu lực với tất cả các đối tượng. Nếu trong giai đoạn điều tra, xét
xử thì đại xá được áp dụng với tính cách là biện pháp miễn trách nhiệm hình sự,
còn đối với đối tượng đang chấp hành hình phạt thì áp dụng đại xá với tính cách
là biện pháp miễn chấp hành hình phạt. Tức đại xá áp dụng cho cả người đang chấp
hành hình phạt và người đang bị điều tra, xét xử.
36
Thẩm quyền miễn
hình phạt chỉ thuộc về Tòa án.
è Đúng.
Thẩm quyền miễn hình phạt do Tòa án quyết định. Ngoài Tòa án ra không có cơ
quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp này bởi hình phạt chỉ do Tòa án quyết
định nên về nguyên tắc miễn hình phạt cũng chỉ được áp dụng bởi Tòa án.
37
Chấp hành bản án
là chấp hành hình phạt.
è Sai.
Chấp hành bản án là chấp hành tất cả các hình thức cưỡng chế thuộc nội dung của
TNHS, bao gồm cả hình phạt, các BPTP và án tích.
38
Người bị kết án
phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đều được hoãn
chấp hành hình phạt tù.
è Sai.
Có thể hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành phạt tù. Hoặc không áp dụng cả 2 (trong
một số TH đặc biệt).
39
Án treo là một
loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
è Sai.
Cách hiểu này về án treo không còn phù hợp và không đúng với bản chất pháp lý của
án treo. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
40
Chấp hành thời
gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt.
è Sai.
Vì án treo án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Thời
gian thử thách của án treo chỉ là điều kiện của án treo, không phải là hình phạt.
41
Điều kiện thử
thách của án treo chỉ là người bị kết án không phạm tội mới trong thời gian thử
thách.
è Sai.
Theo K1Đ65 thì người bị kết án phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử
thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
42
Trong thời gian thử thách, nếu
người được hưởng án treo cố ý vi phạm
nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự hai lần trở lên thì Toà án
quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án
treo.
è Sai.
Theo K5Đ65 thì trong thời gian thử thách, nếu
người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành
án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp
hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
43
Án treo chỉ áp dụng
cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
è Sai.
Vì điều kiện để được hưởng án treo là người phạm tội có mức phạt tù không quá 3
năm, tức việc áp dụng án treo không căn cứ vào loại tội phạm mà căn cứ theo mức
phạt mà TA tuyên đối với người phạm tội.
44
Toà án có thể áp
dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo.
è Đúng.
Tại K3 Đ65 quy định: “Tòa án có thể quyết định
áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật
áp dụng có quy định hình phạt này.”
45
Thời gian thử
thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực pháp luật.
è Sai. Hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số
01/2013/NQ-HĐTP, thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo như
sau: “Thời điểm bắt đầu tính thời
gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo.”
46
Thời gian thử
thách của án treo tối thiểu phải bằng mức hình phạt tù mà Toà án tuyên đối với
người được hưởng án treo.
è Sai.
Thời gian thử thách của án treo tối thiểu 1 năm và phải bằng hai lần mức hình
phạt tù mà Toà án tuyên đối với người được hưởng án treo.
47
Trong thời gian
thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác
thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.
è Sai.
Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình
sự 02 lần trở lên thì mới phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng
án treo. Còn trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì người đó phải chấp
hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo
quy định tại Điều 56.
48
Người bị kết án
đương nhiên được xóa án tích khi chấp hành xong bản án.
è Sai.
Theo Đ70 BLHS thì đương nhiên được xóa án tích chỉ áp dụng đối với người bị kết
án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và
Chương XXVI của BLHS, còn trường hợp bị kết án về các tội quy định tại Chương
XIII và Chương XXVI của BLHS thì chỉ được xóa án tích theo quyết định của Tòa
án hoặc xóa án tích trong TH đặc biệt theo Đ71 và Đ72./ Hoặc giải thích theo hướng
phải không phạm tội mới…
49
Mọi người bị kết
án đều có án tích.
è Sai.
Theo K2 Đ69 BLHS thì người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. K1
Đ107, người được miễn TNHS.
50
Người được hưởng án treo đương
nhiên được xóa án
tích khi hết thời
gian thử thách của án án treo.
è Sai.
Theo Điều 70 thì người được hưởng án treo đương nhiên được xóa án tích khi người
đó chấp hành xong thời gian thử thách của án treo và phải không thực hiện hành
vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm. Tội phạm không thuộc chương XIII và
XXVIII.
51
Trong những trường hợp có án tích, thời
điểm bắt đầu có án tích là khi bản án có hiệu lực pháp luật.
è Đúng.
Vì người bị kết án mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì vẫn không xem là phạm
tội.
52
Mọi trường hợp có án tích đều đương
nhiên được xoá án tích.
è Sai.
Chỉ những trường hợp bị kết án không phải về các tội quy
định tại Chương XIII, Chương XXVI của BLHS và đáp ứng đủ một số điều kiện theo
Luật định (tại K2, K3 Đ70) thì mới đương nhiên được xóa án tích (Đ70).
53
Tha tù trước thời hạn có điều kiện là
biện pháp chỉ được áp dụng đối với người đã bị kết án phạt tù có thời hạn.
è Sai.
Đối với người đã bị kết án phạt tù chung thân hoặc tử hình thỏa mãn K1 Đ66 mà
không thuộc các trường hợp được quy định tại K2 Đ66 thì vẫn được áp dụng biện
pháp tha tù trước thời hạn.
54
Trong mọi trường hợp, để có thể được
áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện thì người đang chấp hành
án phạt tù phải đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
è Sai.
Theo Điểm c K1 Đ66 BLHS, để có thể được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn
có điều kiện thì điều kiện người đang chấp hành án phạt tù đã được giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù chỉ cần được đáp ứng trong trường hợp người đó bị kết án
về tội phạm nghiêm trọng trở lên. Tức người bị kết án về tội ít nghiêm trọng
thì không cần phải đáp ứng điều kiện này.
55
Trong thời gian thử thách, nếu người
được tha tù trước thời hạn có điều kiện bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác
thì Toà án buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
è Sai.
K4 Đ66 BLHS quy định: “Nếu người đó thực hiện hành vi
phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình
phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án
trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.
56
Trong thời gian thử thách, nếu người
được tha tù trước thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần trở lên thì
Toà án buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
è Sai.
Theo K4 Đ66 thì trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn
bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần trở lên do cố ý thì Toà án mới buộc họ phải
chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. (“có thể”)
57
Thời gian thử thách đối với người được
tha tù trước thời hạn có điều kiện bằng hai lần mức thời gian còn lại của phần
hình phạt tù chưa chấp hành.
è Sai.
Theo K3 Đ66 thì thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có
điều kiện bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.
58
Án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì
không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
è Sai.
Theo K7 Đ91 thì án đã tuyên không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm khi người phạm tội là người chưa đủ 16 tuổi.
59
Tình tiết tái phạm,
tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
è Sai.
Theo K7 Đ91 và Đ53.
60
Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ
được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp người này được
miễn trách nhiệm hình sự.
è Đúng
theo K2 Đ91 và Đ92.
61
Để áp dụng các biện pháp giám sát,
giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì phải được sự đồng ý của người
phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
è Đúng
theo K2 Đ91 và Đ92.
62
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt
chính đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài
sản riêng.
è Sai.
Theo Đ99 thì phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản
riêng, không áp dụng đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
63
Người dưới 18 tuổi đã bị kết án không
thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong
hình phạt chính thì đương nhiên được xoá án tích.
è Sai.
Theo K2Đ107.
Chỉ đúng trong trường hợp người phạm
tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người dưới 18 tuổi đã bị kết án mà
thuộc các trường hợp được quy định tại K1 Đ107 thì được coi là không có án
tích.
Trường hợp K1Đ107 là không có án tích.
BÀI TẬP
7
1/ Vào thời điểm phạm tội mới, A có bị
coi là người đang có án tích hay không?
è A phạm
tội theo khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 nên thuộc trường hợp đương nhiên được xóa
án tích (Điều 70). A bị tuyên phạt 3 năm tù nên theo điểm b khoản 2 Điều 70 thì
thời hạn xóa án tích đối với tội này của A là 2 năm kể từ ngày chấp hành xong
hình phạt chính, với điều kiện A đã bồi thường thiệt hại và đóng xong án phí, đồng
thời không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian này.
Xét thấy, A bị kết án về tội cố ý gây
thương tích ngày 30/7/2014. Nhưng đến ngày 30/8/2016 A mới bồi thường cho người
bị hại và đóng án phí (tức đã quá 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt
chính) cho nên vào thời điểm phạm tội mới, A bị coi là người đang có án tích.
2/ Khi xét xử tội phạm mới A có bị áp
dụng tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểM không?
è A bị xem
là tái phạm vì căn cứ theo khoản 1 Điều 53. A đã bị kết án, chưa được xóa án
tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do vô ý khoản 1 Điều
260 BLHS 2015 là lỗi vô ý
3/Thời hạn xóa án tích về tội cố ý
gây thương tích mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý.
è Thời
hạn xóa án tích về tội cố ý gây thương tích mà A đã thực hiện là 2 năm tính từ
ngày A chấp hành xong hình phạt chính là 2 năm tù, nếu A đã chấp hành xong hình
phạt bổ sung (nếu có), các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành
vi phạm tội mới. (Theo điểm b khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 73)
8
Hãy xác định có những phương án xử lý
như thế nào đối với A. Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
è Điểm
d Khoản 2 Điều 27: thời hiệu truy cứu TNHS là 20 năm
Ta thấy, A có những tình tiết giảm nhẹ
được quy định tại Điều 51 BLHS như sau:
- Điểm r khoản 1 Điều 51: Người phạm
tội tự thú
- Điểm s khoản 1 Điều 51: Người phạm
tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải
- Điểm v khoản 1 Điều 51: Người phạm
tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc
công tác
è Có
những phương án xử lý có thể áp dụng với A như sau:
- Thứ nhất, Tòa án có thể xem xét mức
độ về hành vi tích cực của A cũng như tính chất nguy hiểm của loại tội phạm mà
A đã thực hiện để cân nhắc xem A đã có hành vi tích cực đủ để dẫn đến việc
không cần phải truy cứu TNHS hay không, từ đó có thể áp dụng biện pháp miễn
trách nhiệm hình sự đối với A theo điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS. Điểm c khoản 2
Điều 29: “Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc
phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội
phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa
nhận”. Tuy nhiên, đây là TH miễn TNHS có tính tùy nghi.
- Thứ hai, A có thể được miễn TNHS nếu
có quyết định đại xá của Quốc hội (điểm b khoản 1 Điều 29).
- Thứ ba, nếu A đầu thú và phải chấp
hành bản án của TA thì A có thể được miễn chấp hành hình phạt nếu có quyết định
đại xá của Quốc hội hoặc quyết định đặc xá của Chủ tịch nước (khoản 1 Điều 62);
hoặc A sẽ được giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 63)
- Áp dụng khoản 1 Điều 54 giảm xuống
khung liền kề từ 7-15 năm.
13
2/ Xác định thời hạn xóa án tích đối
với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm
tù;
è Theo
điểm b khoản 2 Điều 70 thì thời hạn xóa án tích là 2 năm kể từ khi A chấp hành
xong hình phạt chính.
(khoản 2 Điều 107 - 3 năm tính từ khi
A chấp hành xong hình phạt tù)
20
Trong thời gian chấp hành hình phạt
chung của 2 bản án, A phải chấp hành hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn
chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
è Theo
khoản 1 Điều 63: “Thời gian đã chấp hành
hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải
tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân”
thì A phải chấp hành hình phạt 8 năm thì mới được xét giảm thời hạn chấp hành
hình phạt lần đầu.
Thời hạn xóa án tích về các tội mà A
đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
è Theo
Điểm d khoản 2 Điều 70 thì thời hạn xóa án tích về các tội mà A đã thực hiện là
5 năm kể từ khi chấp hành hình phạt chính nếu đã được giảm án.
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực
hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật
thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt
chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết
thời hiệu thi hành.
21
Thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời
điểm nào?
è Thời
hiệu truy cứu TNHS đối với Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 là 15
năm (vì đây là TP rất nghiêm trọng, áp dụng điểm c khoản 2 Điều 27) và đối với
tội gây rối trật tự công cộng theo khaon3 Điều 318 là 5 năm (vì đây là TP ít
nghiêm trọng, áp dụng điểm a khoản 2 Điều 27) kể từ khi tội phạm được thực hiện.
22
Thời hiệu thi
hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ căn cứ pháp
lý.
è Thời
hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là 5 năm theo điểm a khoản
2 Điều 60 (Vì A bị tuyên phạt 3 năm tù).
Thời điểm xóa án
tích về tội cướp giật tài sản, nếu ngày 1/7/2016 A chấp hành xong hình phạt tù,
ngày 30/7/2016 A thực hiện xong bồi thường cho người bị hại và ngày 1/8/2016 A
đã đóng án phí.
A phạm tội cướp giật tài sản theo khoản
2 Điều 171 (thuộc chương XVI BLHS) nên là TH đương nhiên được xóa án tích theo
Điều 70.
A bị phạt tù 3 năm nên theo điểm b
khoản 1 Điều 70 thì A đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong
hình phạt chính, A đã chấp hành xong các quyết định khác của bản án và không thực
hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 2 năm.
Ngày 1/7/2016, A chấp hành xong hình
phạt tù. Ngày 30/7/2016, A bồi thường cho người bị hại và ngày 1/8/2016 A đã
đóng án phí. Tức A đã BTTH cho người bị hại và đóng án phí trong thời hạn 2 năm
kể từ ngày A chấp hành xong hình phạt tù.
Do đó, A sẽ được xóa án tích sau 2
năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, cụ thể là ngày 1/7/2018.
Tòa án có thể phạt
tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A được không? Tại sao?
Tòa án không thể phạt tiền theo khoản
5 Điều 171 BLHS đối với A. Vì Điều 98 BLDS quy định: Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội: “Người dưới
18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội
phạm: 1. Cảnh cáo. 2. Phạt tiền. 3. Cải tạo không giam giữ. 4.
Tù có thời hạn.”
A (17 tuổi) đã bị tuyên phạt 3 năm tù
nên không được áp dụng thêm hình phạt là phạt tiền. (Không a/d hình phạt bổ
sung với người chưa thành niên phạm tội).
23
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A
trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án tuyên:
Phạt tù 3 năm;
è Áp dụng
khoản 2 Điều 56: Hình phạt đối với tội Y (tội mới) là 3 năm tù, tổng hợp với phần
hình phạt chưa chấp hành của tội X (bản án trước) là 1 năm tù (2 năm tù nhưng
cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, chấp hành được 2 năm, còn 2
năm thử thách => coi như còn 1 năm tù) => Hình phạt chung theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 55 là 4 năm tù. (5 năm)
Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm;
è Áp dụng
khoản 2 Đ56: Hình phạt đối với tội Y (tội mới) là cải tạo không giam giữ 2 năm
= 8 tháng tù (3 ngày CTKGG = 1 ngày tù theo điểm b khoản 1 Điều 55), tổng hợp với
phần hình phạt chưa chấp hành của tội X (bản án trước) là 1 năm tù (2 năm tù
nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, chấp hành được 2 năm,
còn 2 năm thử thách => coi như còn 1 năm tù) => Hình phạt chung theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 55 là 1 năm 8 tháng tù. (2 năm 8 tháng tù)
Phạt tiền 5 triệu đồng.
è Áp dụng
khoản 2 Điều 56: Hình phạt đối với tội Y (tội mới) là phạt tiền 5 triệu đồng, tổng
hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của tội X (bản án trước) là 1 năm tù (2
năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, chấp hành được
2 năm, còn 2 năm thử thách => coi như còn 1 năm tù) => Hình phạt chung
theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 là 1 năm tù và phạt tiền 5 triệu đồng.
(2 năm 5 triệu đồng).
24
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A
trong trường hợp nếu tội gây rối trật tự công cộng Tòa án tuyên:
Phạt tù 1 năm;
è Áp dụng
khoản 2 Điều 56: Hình phạt Tòa án tuyên
đối với A về tội gây rối rật tự công cộng là 1 năm tù, tổng hợp với phần hình
phạt tù chưa chấp hành của bản án trước về tội trộm cắp tài sản là 7 tháng tù
(Do A bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù về tội này, A chấp hành được 2 năm tù thì
được Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện với thời gian thử
thách là 1 năm, A đã chấp hành được 5 tháng thử thách, còn 7 tháng thử thách
=> Coi như còn 7 tháng tù – khoản 3 Điều 66) => Hình phạt chung theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 55 là 1 năm 7 tháng tù.
Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm;
è Áp dụng
khoản 2 Điều 56: Hình phạt Tòa án
tuyên đối với A về tội gây rối rật tự công cộng là phạt cải tạo không
giam giữ 2 năm = 8 tháng tù, tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của
bản án trước về tội trộm cắp tài sản là 7 tháng tù (Do A bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù về tội này, A chấp hành
được 2 năm tù thì được Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện với
thời gian thử thách là 1 năm, A đã chấp hành được 5 tháng thử thách, còn 7
tháng thử thách => Coi như còn 7 tháng tù – khoản 3 Điều 66) => Hình phạt
chung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 là 1 năm 3 tháng tù.
Phạt tiền 20 triệu đồng.
è Áp dụng
khoản 2 Điều 56: Hình phạt Tòa án tuyên đối với A về tội gây rối rật tự công cộng
là phạt tiền 20 triệu đồng, tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản
án trước về tội trộm cắp tài sản là 7 tháng tù (Do A bị Tòa án tuyên phạt 3 năm
tù về tội này, A chấp hành được 2 năm tù thì được Tòa án quyết định tha tù trước
thời hạn có điều kiện với thời gian thử thách là 1 năm, A đã chấp hành được 5
tháng thử thách, còn 7 tháng thử thách => Coi như còn 7 tháng tù – khoản 3
Điều 66) => Hình phạt chung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 là 7
tháng tù và phạt tiền 20 triệu đồng.
Comments