* Di sản thừa
kế
DOWNLOAD THIS FILE
1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo Điều 634: Di sản
Di sản bao gồm
tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung
với người khác.
Di sản
thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài
sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người
chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng
hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản
thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có
thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan
có thẩm quyền ban hành.
Về vấn
đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung
quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả
nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi chủ nợ và quan điểm này
chỉ có thể phù hợp khi mà tài sản của người chết và tài sản của
gia đình không tách bạch được. Cũng như nợ của gia đình và người chết không
phân biệt được. Quan
điểm này không phù hợp khi hướng tới nhà nước pháp quyền vì vô hình
chung lại bảo vệ tàn tích chế độ phong kiến “nợ truyền đời truyền
kiếp”.
Quan
điểm thứ hai cho rằng di sản bao gồm tài sản và nghĩa vụ về tài
sản trong phạm vi di sản thừa kế. Quan điểm này không được ủng hộ
nhiều bởi theo lẽ thường không ai muốn gánh nghĩa vụ của người khác.
Quan
điểm thứ ba được nhiều nhà khoa học đồng ý và cũng là quan điểm
nhóm em đồng ý nhất đó là di sản chỉ bao gồm tài sản mà không bao
gồm nghĩa vụ tài sản. Dựa theo Điều 634 và Điều 681 đến Điều 685 BLDS 2005
thì ta có thể hiểu
rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ
của người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không
phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiên các nghĩa
vụ của người chết để lại bằng chính tài sản của người chết[1].
^
2.
Khi tài
sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản
mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Về nguyên tắc, di sản là tài sản của người quá
cố ở thời điểm mở thừa kế. Nhưng theo thực tiễn xét xử thì tài sản thay
thế di sản cũng là di sản thừa kế. Và hướng giải quyết này tuy chưa
được quy định cụ thể trong văn bản nhưng đã được áp dụng đối với
trường hợp di sản được thay thế ví dụ như di sản được thay thế bằng
tiền bồi thường, tài sản có tiền bảo hiểm hay tiền chuyển nhượng...
cũng được chia như di sản. Việc thực tiễn xét xử tài sản bị thay thế
là di sản là hợp tình hợp lý không trái với quy định của pháp luật
và hướng xét xử này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế như Điều
815-10 BLDS Pháp[2].
Xét cho đến cùng thì tài sản thay thế cũng là phát sinh từ tài sản
do người quá cố để lại nên việc xem xét nó là di sản cũng là có
căn cứ.
^
3.
Trong
quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, hai tài sản tranh chấp có là di sản của cố
Thái Anh và cố Liêng không? Vì sao?
Trong quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, chỉ có căn
nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng vì đến khi cố
Thái Anh và cố Liêng chết thì nhà đất chưa chuyển dịch sang tên cho ai nên đây
là di sản của hai cố, thể
hiện ở đoạn: “cụ Hy là con trưởng ở với bố
mẹ,... nhưng chưa được tòa án các cấp xác minh làm rõ trình tự thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”
Còn căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám cố Thái Anh đã cho cụ Tri
trước khi qua đời nên không phải là di sản, thể hiện ở đoạn: “Xét thấy, căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám các bên đều thừa nhận cố
Anh đã cho cụ Tri và không tranh chấp, nên tòa không xem xét là đúng.”
^
4.
Suy nghĩ
của anh/chị về hướng xác định trên của Viện kiểm sát.
Hướng xác định di sản của Viện Kiểm soát rất
phù hợp, không trái với các quy định pháp luật. Theo chúng em, vì “một tài sản
đã từng thuộc sở hữu của người chết trong một khoảng thời gian và
được chuyển cho người khác trước thời điểm mở thừa kế thì không còn
là tài sản của người chết nên không là di sản[3]” nên việc Viện
kiểm sát xác định căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám không là di sản là
rất phù hợp với pháp luật hợp tình và hợp lý. Bên cạnh đó hướng
xác định căn nhà còn lại là di sản cũng rất hợp lý phù hợp với
pháp luật vì căn nhà này thì cố Thái Anh vẫn là chủ sở hữu theo
bằng hoán điền thổ 320 và không có tài liệu nào xác định đã chuyển
sở hữu cho cụ Hy (dù cụ Hy được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
năm 1989 nhưng do đã có tranh chấp trước đó nên còn phải xác minh làm
rõ) nên việc xác định căn nhà là di sản là có căn cứ. Tuy việc xác
định này có căn cứ trên pháp luật và rõ ràng về tư liệu nhưng dù vậy vẫn
không tránh khỏi còn cứng nhắc, chưa căn cứ trên thực tiễn đời sống,
nguyện vọng ý chí của người quá cố để lại di sản và khó tránh khỏi
bất công cho người con sống cùng cha mẹ là cụ Hy.
^
5.
Trong
Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, hai tài sản tranh chấp có là di sản của cố
Thái Anh và cố Liêng không? Vì sao?
Trong Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, cả hai tài sản tranh
chấp đều không là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng vì cả hai căn nhà đều đã
được hai cố cho
cụ Thái Tri và Thái Thuần Hy trước khi chết, thể hiện ở đoạn: “Như vậy, căn cứ các tài liệu trên có cơ sở xác định vợ chồng
cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liêng... là di sản của cố Thái Anh và cố
Nguyễn Thị Liêng là không có cơ sở.”
^
6.
Suy nghĩ
của anh/chị về hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán là vô cùng hợp tình, hợp lý và phù hợp về
cả pháp luật lẫn thực tiễn đời sống. Việc xác định căn nhà 122
Nguyễn Hùng Sơn được chia cho cụ Thí Thuần Hy dù không có di chúc hy
việc chuyển quyền sở hữu là hợp tình, phù hợp với
thực tiễn có căn cứ trên ý chí của người quá cố là cố Thái Anh, cố Nguyễn Thị Liêng
và cụ Thái Tri thể
hiện qua đoạn cuối phần xét thấy của quyết định. Có thể xem
xét rằng cụ Hy đã được hai cố ngầm chuyển quyền sở hữu khi hai cố
đã cho cố Thái Tri nơi sinh sống nhưng với cố Hy lại không đề cập vì
cố Hy chung sống với cha mẹ cho đến khi cha mẹ mất mà không có di
chúc. Nếu vậy thì quá
bất công cho người con chung sống chăm sóc cha mẹ nhưng không được cha
mẹ tạo dựng tài sản khi còn sống và phần tài sản cuối cùng cha mẹ
để lại bị chia cả cho những người thừa kế khác (đã được cha
mẹ cho tài sản trước). Tuy về lý thì HĐTP không có căn cứ pháp luật
và văn bản nhưng về tình thì đây là một quyết định hoàn toàn thuyết
phục công bằng và tôn trọng ý chí của người để lại di sản[4].
^
7.
Xác định
di sản của cụ Quế và cụ Minh trong tình huống nêu trên. Nêu rõ cơ sở pháp lý
khi xác định di sản của hai cụ.
Theo Điều 634 BLDS 2005 thì phần di sản của cụ Quế
và cụ Minh là 2790 mét vuông thuộc bản đồ số 10 xã Phước Long và
9520 mét vuông thuộc bản đồ số 6 xã Phước Long.
Việc xác định di sản như vậy là vì do vào tháng
1/2006 cụ Minh đã ký giấy Cam kết sang nhượng và đã nhận tiền với
phần đất 600 mét uông của bản đồ số 10 dù đây là tài sản riêng của
cụ Cơ được thừa kế nhưng do không có tranh chấp phát sinh nên có thể
ngầm hiểu rằng cụ Cơ đã đồng ý dù bây giờ cả hai đã chết nhưng do
đã nhận tiền nên những người thừa kế phải có nghĩa vụ hoàn thành
thủ tục cho người mua và chia phần di sản là tiền này và vì “một
tài sản đã từng thuộc sở hữu của người chết trong một khoảng thời
gian và được chuyển cho người khác trước thời điểm mở thừa kế thì
không còn là tài sản của người chết nên không là di sản[5]”.
Còn về phần diện tích đất 978 mét vuông đã cất
nhà của bà Ánh thì theo bà là cụ Quế đã cho bà nhưng không có văn
bản chứng minh cũng không nằm trong phần di sản bởi vì việc bà Ánh
xây cất nhà mà không gặp tranh chấp hay phản đối của chính chủ đã
thể hiện ý chí nguyện vọng của cụ Quế để lại phần đất này cho bà
Ánh (và vì bà Ánh cũng đã xây cất nhà kiên cố nên nếu xét về việc
đòi lại đất thì bà Ánh cũng chỉ cần đền bù một số tiền thỏa
đáng để chia di sản thay thế).
Ω
[1] Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 194.
Comments