HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Vấn
đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông
Câu 1: Thay đổi về các quy định
liên quan tới bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra giữa BLDS
2005 và BLDS 2015?
So
sánh
|
BLDS
2005
|
BLDS
2015
|
Chủ
thể bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi
|
Chủ
sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
|
Chủ
sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
|
Nghĩa
vụ của chủ sở hữu
|
Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
|
Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ,
vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
|
Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn
nguy hiểm cao độ không? Vì sao?
Theo
Khoản 1 Điều 601 thì: “Nguồn nguy hiểm
cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà
máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” và
theo Khoản 18 Điều 3 của Luật giao thông đường bộ thì: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm
xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe
mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe
tương tự.”
Theo
đó thì ta có thể hiểu rằng Xe máy, ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ.
Câu 3: Trong hai vụ việc trên thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do con người? Vì sao?
Trong
vụ việc tại Quyết định 23 thì thiệt hại gây ra là do tác động của nguồn nguy hiểm
cao độ. Bởi vì trong vụ việc này là do ông Khoa và ông Dũng (ông Dũng có hành
vi trái pháp luật là không giữ khoảng cách) không làm chủ được tay lái bị mất
lái việc này nằm ngoài sự kiểm soát điều khiển của ông nên đã gây ra thiệt hại
đáng tiếc.
Trong
vụ việc tại Quyết định 30 thì thiệt hại gây ra là do tác động của con người bởi
vì trong vụ việc này người lái xe có thể làm chủ và điểu khiển được nguồn nguy
hiểm cao độ nên tai nạn xảy ra là do sự sơ suất của người lái xe chứ không phải
tại tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn
nào bản án cho thấy Toà án đã vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Trong
vụ việc tại Quyết định 23 phần xét thấy có đoạn: “Toà án
cấp phúc thẩm …nhưng lại áp dụng Khoản 3 Điều 627 là không chính xác mà phải áp
dụng Khoản 2 Điều 627 BLDS mới đúng.”
Trong
vụ việc tại Quyết định 30 phần xét thấy có đoạn:
“Về trách nhiệm dân sự của Nguyễn
Văn Giang: Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005… về bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục 3 Nghị quyết số
03/2006/NQ-HDTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.”
Câu 5: Suy nghĩ anh chị về việc toà
án vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
Theo
nhóm, việc Toà án áp dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra này còn nhiều bất cập trong việc xác định giữa tác động con người và
tác động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc này khiến cho việc xác định
các điều luật áp dụng để bồi thường thiệt hại không đúng gây thiệt hại cho quyền
lợi và nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường. Không những thế việc
xác định đâu là nguồn nguy hiểm cao độ cũng gây ra nhiều tranh cãi, bất cập và
khó khăn trong thực tiễn xét xử.
Trong
quyết định số 30
Câu 6: Đoạn nào cho thấy Tòa án buộc
bà Trinh bồi thường thiệt hại?
Đoạn
trong phần Xét thấy cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại: “Nguyễn Thị Tuyết Trinh giao nguồn nguy hiểm
cao độ (xe mô tô) cho Nguyễn Văn Giang sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là
người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra.”
Câu 7: Suy nghĩ của anh/ chị về việc
Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại.
Việc
Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là có cơ sở pháp lí. Căn cứ theo khoản
2 Điều 601 BLDS 2015 “chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu
chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, mặc dù chiếc xe mô tô này do ông Dương
Văn Mướt đứng tên sở hữu, đây vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng ông Mướt và
bà Trinh. Do đó, việc bà Trinh giao xe cho Giang điều khiển đã phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của bà Trinh theo khoản 2 Điều 601 như trên.
Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS
2005, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại hay không? Tại sao?
Trên
cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại. Vì
theo khoản 1 “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường.”, Giang do lỗi vô ý đã xâm phạm tính mạng của bà Giỏi.
Vậy nên, căn cứ theo khoản 1 Điều 604 BLDS 2005, Tòa án hoàn toàn có thể buộc
Giang bồi thường thiệt hại.
Câu 9: Theo BLDS 2005 và Nghị quyết
03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Trong
phần Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm nằm ở Nghị quyết 03, có ghi rõ chi phí hợp
lý cho việc mai táng không bao gồm chi phí xây mộ, chụp ảnh.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng
giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây
mộ và chụp ảnh.
Hướng
giải quyết của Tòa phúc thẩm là không đúng pháp luật, mà phải giải quyết theo
hướng của Tòa giám đốc thẩm. Bởi theo Điều 610 BLDS 2005 và hướng dẫn tại khoản
2.2 mục II Nghị quyết số 03/2006 thì khoản tiền xây mộ và chụp ảnh không nằm
trong chi phí hợp lý cho việc mai táng.
Trong
quyết định số 23
Câu 11: Đoạn nào cho thấy Bình là
người bị thiệt hại?
Đoạn
của quyết định số 23 cho thấy Bình là người bị thiệt hại là “Xe máy của ông Dũng đã va vào xe đạp của
anh Bình kéo rê xe đạp về phía trước khoảng 3-4m cả xe máy và xe đạp đều bị đổ,
ông Dũng và anh Bình đều bị ngã ra đường xe ô tô do anh Khoa điều khiển…Sauk hi
xe gây tai nạn ô tô còn đi tiếp 20 đến 30m nữa rồi mới dừng lại được. Ông Dũng
và ông Khánh (chủ sở hữu ô tô BKS 16K-3774) đã đưa anh Bình đến bệnh viện Việt
Tiệp cấp cứu. Anh Bình điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp từ 1-8-2002 đến
22-8-2002 …”
Câu 12: Ông Khánh có trực tiếp gây
ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?
Ông
Khánh không trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình vì ông Khánh chỉ là chủ sở
hữu ô tô BKS 16K-3774 còn anh Nguyễn Xuân Khoa mới là người trực tiếp điều khiển
chiếc xe gây thiệt hại cho anh Bình
Câu 13: Tòa án buộc ông Khánh bồi
thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao?
TheoTòa
dân sự phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, buộc ông Khánh và ông
Dũng phải liên đới bồi thường cho anh Bình. Tòa không giải thích tại sao lại
quyết định buộc ông Khánh và ông Dũng phải liên đới bồi thường cho anh Bình
Câu 14: Suy nghĩ của anh/ chị về việc
Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình.
Theo
nhóm em, việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho ông Bình mà không dành cho
ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi thường cho ông Khánh số tiền mà
ông bồi thường cho anh Bình do lỗi của anh Khoa, nếu ông Khánh và anh Khoa
không tự giải quyết được là không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh và trái với
khoản 2 Điều 601 BLDS 2015.
Câu 15: Bình có lỗi trong việc gây
ra thiệt hại phát sinh không ? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Bình
có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phát sinh. Đoạn của bản án cho câu trả lời
là: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm
xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây
ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi
chính) là có cơ sở, đúng pháp luật.”
Câu 16: Đoạn nào cho thấy, Tòa giám
đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại
cho anh Bình?
Đoạn
cho thấy câu trả lời là: “Nhưng lại buộc
ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ mà không xem xét đến trách nhiệm của
anh Bình là không chính xác…”
Câu 17: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng
giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Theo
nhóm em hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý và thỏa đáng. Vì
nếu quyết định theo tòa phúc thẩm chỉ buộc ông Khánh và ông Dũng bồi thường mà
không xét đến trách nhiệm của anh Khoa và anh Bình là không đúng pháp luật,
không đảm bảo quyền lợi của ông Khánh và ông Dũng.
Câu 18: BLDS 2015 và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
không?
2. Chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu
chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
III.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của
pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường
hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác
không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: Các thỏa thuận sau đây là
không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
-
Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
-
Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm
hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
-
Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại
trước
-
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây
thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Như
vậy cả trong Điều 601 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03 cho phép chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong Điều
601 BLDS 2015 quy định chủ sở hữu và người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể
thỏa thuận với nhau về trách nhiệm bồi thường. Cụ thể hơn trong Nghị quyết số
03 quy định các thỏa thuận được phép, không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc
không nhằm trốn tránh việc bồi thường có trường hợp “Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được
giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường.”
Comments