HỢP
ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BÀI
THẢO LUẬN THÁNG THỨ HAI
VẤN
ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
Câu 1: Quy định nào của BLDS 2015 sử
dụng thuật ngữ “súc vật”?
Điều
603 BLDS 2015 có sử dụng thuật ngữ “súc vật”, quy định cụ thể tại Điều 603 như
sau: “1. Chủ sở
hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người
chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu,
sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ
ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ
ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải
liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật
có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên
đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật
thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường
theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Câu 2: BLDS có định nghĩa súc vật
là gì không?
BLDS
không định nghĩa súc vật là gì.
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, khái
niệm súc vật được hiểu như thế nào?
Trong
thực tiễn xét xử, khái niệm “súc vật” được hiểu “khá mở”. Súc vật thường được
coi là những thú vật được nuôi trong nhà hoặc ngoài vườn, ngoài đồng… Súc vật
có thể là bò (theo Bản án số 191/DS-PT ngày 19-8-2005 của TAND tỉnh Vĩnh Long),
là trâu (theo Bản án số 306/2007/DS-PT ngày 18-10-2007 của TAND tỉnh Kiên
Giang), là ngỗng (theo Bản án số 100/DS-PT ngày 7-6-2005 của TAND tỉnh Trà
Vinh), cũng có thể là chó (theo Bản án số 222/2007/DS-PT ngày 2-8-2007 của TAND
tỉnh Kiên Giang)…
Câu 4: Đoạn nào của bán án cho thấy
thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra?
Đoạn
của bán án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra là: “Theo nguyên đơn bà Trần Thị Thanh Nga khai
thì vào khoảng 16 giờ ngày 25/11/2008, đang trên đường đi từ nhà bố mẹ đẻ của
bà Nga về thì bị chó của nhà ông Trực bà Gái cắn vào bắp chân phải chảy máu khiến
cho bà Nga phải đi tiêm phòng ngừa dại tại
Trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê.”
Câu 5: Đoạn nào của bán án cho thấy
Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Đoạn
của bán án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra là: “Việc bà Nga khởi kiện
ông Trực bà Gái yêu cầu ông bà phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại
là có căn cứ, đúng quy định tại các Điều 609, 625 của Bộ luật dân sự. Quá trình
giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Đăkbơ đã căn cứ vào các
hóa đơn, chứng từ hợp lệ do bà Nga cung cấp cũng như những khoản thiệt hại thực
tế xảy ra sau khi bà Nga bị chó cắn để làm cơ sở cho việc giải quyết, buộc ông
Trực bà Gái phải bồi thường cho bà Nga tổng số tiền là 1.950.000đ là đúng với
quy định của pháp luật.”
Câu 6: Đoạn nào cho thấy Tòa án xác
định chó nhà ông Trực gây thiệt hại?
Đoạn
cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại là: “Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trần
Thị Thanh Nga, thấy rằng: Mặc dù ông Trực bà Gái cho rằng việc chó nhà ông bà
có cắn bà Nga hay không thì ông bà không biết vì lúc đó ông bà đi làm không có ở
nhà nên không chứng kiến việc bà Nga bị chó cắn. Tuy nhiên, việc vợ chồng ông
Trực bà Gái có nuôi 02 con chó trong nhà, ông bà đã ý thức được chó của mình
nuôi là chó dữ nên đã gắn bảng cảnh bảo “chó dữ” nhưng không thực hiện các biện
pháp nhằm đảm bảo an toàn cho những người xung quanh như không nhốt, xích,
không đeo rọ mõm và không tiêm phòng cho chó của mình nuôi là không đảm bảo an
toàn đến sức khỏe , tính mạng của người khác. Thực tế, việc ông Trực bà Gái khi
đi làm vắng nhà đã không xích hoặc nhốt chó nhà mình lại mà thả rông nên đã dẫn
đến việc khi bà Nga đi qua trước nhà ông bà đã bị chó của nhà ông bà cắn phải
đi tiêm ngừa là hoàn toàn do ý thức chủ quan của ông Trực bà Nga gây ra.”
Câu 7: Việc Tòa án xác định chó nhà
ông Trực gây thiệt hại có thuyết phục không? Vì sao?
Bà
Nga thường xuyên đi qua nhà ông Trực bà Gái trong khi nhà hai ông bà có nuôi 2
con chó dữ. Ông Trực bà Gái biết điều đó và đã nhắc nhở bà Nga, treo biển “chó
dữ” để hù dọa, nhưng ông bà đã không nhốt hoặc xích chó của mình lại mà thả
rông dẫn đến việc chó nhà ông bà cắn bà Nga. Thiệt hại của bà Nga là có thật
cho nên việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại là thuyết phục.
Câu 8: Trong trường hợp trên, bà
Nga có lỗi không?
Theo
lời khai của ông Trực bà Gái thì bà Nga thường xuyên đi qua nhà ông bà, ông bà
đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi nên ông bà đã gắn biển “chó dữ”
để hù dọa không cho bà Nga qua nữa. Tuy nhiên, việc làm này của ông Trực bà Gái
chỉ dừng lại ở mục đích hù dọa bà Nga chứ không có những biện pháp thiết thực
như nhốt, xích chó lại hoặc đeo rọ mõm cho chó để đảm bảo an toàn cho bà Nga
cũng như những người đi ngang qua nhà ông bà. Nhà ông Trực bà Gái có chó dữ thì
ông bà phải có cách để khắc phục để đảm bảo an toàn cho mọi người chứ không phải
vì việc đó mà ngăn cản, hù dọa mọi người không đi qua nhà mình được. Cho nên
trong trường hợp trên, nhóm xác định bà Nga không có lỗi.
Câu 9: Nếu bà Nga có lỗi một phần
thì ông Trực có phải bồi thường toàn bộ thiệt hại không? Vì sao?
Trong Điều 603 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra không có quy định cụ thể về việc nếu người bị thiệt hại do súc vật
gây ra thì chủ sở hữu của súc vật có phải chịu trách nhiệm toàn bộ hay không.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 thì khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt
hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Do vậy,
theo nhóm, nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực không phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại mà chỉ phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình, phần thiệt hại
do lỗi của bà Nga thì bà phải tự chịu trách nhiệm.
Comments