Skip to main content

Xử lý hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích


Xử lý hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích
Gia đình ông Thanh được Nhà nước giao 1,2 ha đất rừng sản xuất và đã tổ chức trồng cây trên diện tích đất này. Năm 2002, các con trai ông Thanh lần lượt lấy vợ, nên diện tích nhà ở trở nên chật chội. Do đó, ông Thanh đã tự ý cho xây dựng một dãy các căn nhà trên mảnh đất rừng được giao để vợ chồng các con trai ra ở riêng. Bà Mít là hàng xóm của ông Thanh biết được chuyện này đã báo với cán bộ địa chính xã. UBND xã cần giải quyết vụ việc này như thế nào?

TRẢ LỜI:

Tính chất sai phạm của ông Thanh trong sử dụng đất rừng sản xuất: Điều 75 Luật Đất đai quy định, đất rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp... Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm... Bên cạnh đó, Điều 107 Luật Đất đai quy định người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất. Như vậy, việc ông Thanh tự ý cho xây dựng một dãy các căn nhà trên phần đất rừng sản xuất được Nhà nước giao là đã sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy định về sử dụng đất đai, vì với hành vi này, gia đình ông Thanh đã thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất thành đất ở.

Trách nhiệm của cán bộ địa chính xã khi tiếp nhận tin báo: Điều 182 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai; trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện sai phạm phải báo cáo bằng văn bản lên Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để xử lý, đồng gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên UBND cấp trên trực tiếp.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, ngay sau khi tiếp nhận tin báo của bà Mít về việc ông Thanh sử dụng đất sai mục đích, cán bộ địa chính xã cần khẩn trương thực hiện việc báo cáo cho lãnh đạo UBND xã để xin ý kiến chỉ đạo. Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, xác minh để có thông tin xác thực làm căn cứ giải quyết. Nếu qua xác minh thấy hành vi vi phạm của ông Thanh đúng như tin báo thì UBND xã áp dụng việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích của ông Thanh theo quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Cụ thể, Điều 16 quy định mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm trái phép, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích như sau: Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 khi sử dụng sai mục đích đến 10.000m2 đất quy hoạch rừng sản xuất. Trường hợp nếu tính ra tổng số tiền phạt đối với ông Thanh không vượt quá 500.000 đồng thì Chủ tịch UBND cấp xã có quyền ra quyết định xử phạt và buộc ông Thanh phải tháo dỡ công trình đã xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp. Nếu số tiền phạt vượt quá 500.000 đồng thì tiến hành lập và chuyển đầy đủ hồ sơ vụ vi phạm đến UBND cấp trên có thẩm quyền để xử lý.


DOWNLOAD TÀI LIỆU TẠI ĐÂY



Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...