1.
Điều
kiện kinh doanh ngành nghề chứng khoán:
Để kinh doanh ngành
nghề chứng khoán, nhà đầu tư phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh ngành nghề
chứng khoán. Điều kiện được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh
chứng khoán tại Việt Nam bao gồm:
a.
Điều
kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:
·
Có trụ sở làm việc bảo
đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;
·
Có đủ cơ sở vật chất,
kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho
hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng
từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của
công ty theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải
đáp ứng Điều kiện về trang bị, thiết bị.
b.
Điều kiện về vốn:
Vốn đã góp tại thời
Điểm thành lập công ty tối thiểu bằng mức vốn
pháp định theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP. Theo
đó, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt
Nam là:
·
Môi giới chứng khoán:
25 tỷ đồng Việt Nam;
·
Tự doanh chứng khoán:
100 tỷ đồng Việt Nam;
·
Bảo lãnh phát hành
chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
·
Tư vấn đầu tư chứng
khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
Lưu
ý:
·
Trường hợp tổ chức đề
nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn
pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.
·
Vốn góp để thành lập
tổ chức kinh doanh chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại
Việt Nam phải bằng đồng Việt Nam.
c.
Điều kiện về nhân sự
Có danh sách dự kiến
về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu 03 người hành nghề chứng khoán phù
hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động. Có
Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán và phải đáp ứng các tiêu chuẩn
sau:
·
Có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định
pháp luật;
·
Có ít nhất 03 năm kinh
nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,
chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác
và có kinh nghiệm quản lý Điều hành tối thiểu 03 năm;
·
Có Chứng chỉ hành nghề
phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;
·
Không bị xử phạt theo
pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 12 tháng gần nhất
tính đến thời Điểm nộp hồ sơ;
·
Chưa từng có các hành
vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 80 Luật chứng khoán.
d.
Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn:
Cơ cấu cổ đông, thành
viên góp vốn đáp ứng các quy định tại Khoản 5, 6, 7 và 10 Điều 71 Nghị định
58/2012/NĐ-CP, quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Khoản 21, 24 Điều 1
Nghị định 60/2015/NĐ-CP và phải bảo đảm:
·
Tại thời Điểm đăng ký
thành lập, tổ chức tham gia góp vốn không có lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính
năm gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được
soát xét (nếu có);
·
Trường hợp công ty
chứng khoán được tổ chức dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ
chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2.
Thủ
tục thành lập công ty kinh doanh chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài:
a.
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Đối với dự án đầu tư
thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư
không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
b.
Quy trình thực hiện:
·
Trước khi thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các
thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ
sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
·
Sau khi Cơ quan đăng
ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống
thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
·
Cơ quan đăng ký đầu tư
sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử
lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và
cấp mã số cho dự án đầu tư.
c.
Hồ sơ Nhà đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm:
·
Văn bản đề nghị thực
hiện dự án đầu tư;
·
Bản sao chứng minh
nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao
Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp
lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
·
Đề xuất dự án đầu tư
bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu
tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư,
nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả
kinh tế – xã hội của dự án;
·
Bản sao một trong các
tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ
tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo
lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài
chính của nhà đầu tư;
d.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu
rõ lý do.
e.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
·
Sở Kế hoạch và Đầu tư
tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các
dự án đầu tư sau:
·
Dự án đầu tư ngoài khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
·
Dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án
đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa
phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công
nghệ cao.
·
Ban quản lý các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp,
điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư
trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
·
Dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
·
Dự án đầu tư thực hiện
trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
·
Sở Kế hoạch
và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều
hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
·
Dự án đầu tư thực hiện
trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
·
Dự án đầu tư thực hiện
đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và
khu kinh tế.
Lưu
ý: Đối với trường hợp
nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty (tức
công ty liên doanh giữa Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài) thì phương án tối ưu
và giảm thiểu thủ tục nên thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành
nghề có điều kiện;
Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước
ngoài.
Đối với phương án này
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài
nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp
không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các
nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Cụ thể:
·
Thủ tục thay đổi đơn
giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải
thực hiện khi có sự thay đổi giống như doanh nghiệp Việt Nam;
·
Không phải thực hiện
nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư,…;
·
Không phải thực hiện
các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
f.
Xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty kinh doanh
ngành nghề chứng khoán
Hồ sơ bao gồm:
·
Giấy đề nghị cấp Giấy
phép thành lập và hoạt động;
·
Bản thuyết minh cơ sở
vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
·
Biên bản họp và quyết
định của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập về việc thành lập công ty
chứng khoán.
·
Danh sách dự kiến Giám
đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán kèm theo bản sao hợp lệ
chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Bản thông tin cá nhân của Giám đốc (Tổng Giám
đốc);
·
Danh sách và tỷ lệ sở
hữu của các cổ đông, thành viên tham gia góp vốn;
·
Danh sách dự kiến
thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát (nếu có) kèm
theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, phiếu
lý lịch tư pháp và bản thông tin cá nhân;
·
Tài liệu chứng minh
năng lực góp vốn của cổ đông, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty
chứng khoán
·
Văn bản chấp thuận về
việc cho phép góp vốn thành lập của cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành đối
với ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tài liệu khác chứng minh
được phép góp vốn thành lập công ty chứng khoán;
·
Dự thảo Điều lệ công
ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông
qua;
·
Phương án hoạt động
kinh doanh trong ba (03) năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp
phép (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo
các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro.
g.
Nơi nộp hồ sơ:
Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.
h.
Thời hạn giải quyết:
·
Trong thời hạn hai
mươi (20) ngày làm việc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung
hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc đề nghị hoàn tất các điều kiện
cơ sở vật chất và phong tỏa vốn góp đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
có quyền đề nghị người đại diện cổ đông, thành viên sáng lập hoặc người dự kiến
làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản;
·
Trong thời hạn ba mươi
(30) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu bằng văn bản, các
cổ đông, thành viên sáng lập thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán phải hoàn
thiện bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Sau thời hạn trên,
nếu các cổ đông, thành viên góp vốn không bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
·
Trong thời hạn chín
mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đề nghị hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất và phong tỏa vốn
góp, các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải hoàn thiện cơ sở vật chất
và phong toả vốn góp. Vốn điều lệ của công ty phải được phong tỏa trên tài
khoản của một ngân hàng thương mại theo chỉ định của Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước và được giải toả chuyển vào tài khoản của công ty ngay sau khi được cấp
Giấy phép thành lập và hoạt động. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
·
Trong thời hạn bảy
(07) ngày, kể từ ngày nhận được xác nhận phong tỏa vốn theo quy định tại khoản
3 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở công ty và các tài liệu
hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
·
Công ty chứng khoán
phải tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn mười hai (12)
tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Lưu ý: Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày được
cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán phải công bố Giấy
phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 66 Luật Chứng khoán.
Comments