Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Mặt khách quan của tội phạm


CHƯƠNG 6. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG
1
Hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội trong mọi cấu thành tội phạm.
TCâu nhận định trên là đúng. Vì không có hành vi phạm tội thì không có CTTP.
2
Gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội do bị cưỡng bức về thân thể thì không phải chịu TNHS
TCâu nhận định trên là đúng. Vì đây không được coi là hành vi phạm tội của chủ thể do người bị cưỡng bức bị tác động lên thân thể khiến họ không thể hành động theo ý chí của mình. Hành vi của họ không hề có ý chí.
3
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để định tội trong một số cấu thành tội phạm
TCâu nhận định trên là đúng. Vì trong CTTP hình thức thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
4
Dấu hiệu hoàn cảnh phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội.
TCâu nhận định trên là sai. Vì thông thường, hoàn cảnh phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng tại một số Điều như Điều 124, 132 BLHS thì hoàn cảnh phạm tội được xem là dấu hiệu định tội.
BÀI TẬP BỔ SUNG
1
Ngày 17/8/2016, Dũng cùng một số bạn ra bến Bạch Đằng, Quận 1, TP.HCM chơi thì gặp Thế. Thế nhiều lần thách thức: “Đứa nào ra đây đâm tay đôi” làm cho Dũng bực tức. Dũng nhặt một con dao Thái Lan dài 20 cm đi đến chỗ Thế ngồi. Thấy vậy, Thế liền đứng lên và lấy vỏ chai nước ngọt đánh vào tay Dũng, Dũng cầm dao đâm hai nhát liên tiếp vào ngực Thế. Thế bỏ chạy qua đường Tôn Đức Thắng thì gục xuống đường và chết trên đường đi cấp cứu. Sau khi đâm Thế xong, Dũng vứt dao và bắt xe ôm về nhà.
Bản kết luận giám định pháp y tử thi kết luận: “Nguyên nhân gây ra cái chết của Thế là do vết thương đâm đứt động mạch dưới đòn phải và thủng phổi trái”.
Qua vụ án trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Dũng?
2. Loại hậu quả của tội phạm là gì? Hậu quả này có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội của Dũng không? Tại sao?
3. Công cụ phạm tội của Dũng là gì? Dấu hiệu này có ý nghĩa trong việc định tội danh của tội giết người không, tại sao?
4. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Dũng.
5. Hành vi phạm tội của Dũng đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?

THình thức thể hiện hành vi phạm tội của Dũng là hành động phạm tội.
TLoại hậu quả của TP là thiệt hại về thể chất (Thế chết). Hành vi đâm xảy ra trước, sau đó Thế chết. Phài đâm thì mới chết cho nên có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi PT.
TCông cụ phạm tội của Dũng là con dao Thái Lan dài 20cm. Công cụ PT không có ý nghĩa trong việc định tội danh của tội giết người vì trong tội danh giết người nhà làm luật không quy định công cụ phạm tội phải là công cụ nào.
TĐối tượng tác động của hành vi phạm tội của Dũng là cơ thể của Thế.
THành vi phạm tội của Dũng đã xâm phạm khách thể trực tiếp là quyền sống của Thế.
2
Anh Chính (22 tuổi, ở tỉnh Khánh Hòa) điều khiển xe bò ra sông Cái để xúc cát thì gặp hai cháu bé cùng xóm mới lên 8 tuổi là Long và Thống bám theo xe. Ra tới Bến Chùa, anh Chính giục bò kéo xe ra mép sông uống nước, nhưng do bị hụt chân nên bò kéo xe lao thẳng xuống sông, khiến cho hai đứa trẻ rơi xuống dòng nước, cách Chính chừng hai mét. Biết Long, Thống đang chới với ở vực nước sâu, nhưng Chính không cứu giúp, mà tháo dây cho bò thoát khỏi xe, lội lên bãi cỏ; còn Chính bơi xuôi theo dòng nước đẩy xe bò vào bụi tre, lấy dây thừng cột lại rồi về nhà.
Trưa hôm đó, không thấy con về nhà, gia đình của Long và Thống đi tìm. Họ hỏi Chính nhưng Chính nói không biết. Chiều hôm sau, thi thể Long và Thống được tìm thấy, cách nơi chết đuối chừng 2 km.
Anh (chị) hãy xác định:
Hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Chính.
Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Chính gây ra.

THình thức thể hiện hành vi phạm tội của Dũng là không hành động phạm tội (Điều 132 BLHS). Vì trong trường hợp này Chính có đủ điều kiện để cứu Long và Thống nhưng Chính không làm dẫn đến 2 em chết đuối.
TLoại hậu quả do hành vi phạm tội của Chính gây ra là thiệt hại về vật chất (Long và Thống chết).
3
Năm 2015, Giang và Tân cùng tham gia đánh bạc và Giang thua Tân 38 triệu đồng. Do không có tiền để trả, nhiều lần Tân cho giang hồ đến đe dọa sẽ hành hung Giang.
Tháng 7/2016, Tân đến gặp Giang và nói: Nếu Giang đồng ý vận chuyển hàng từ Sơn La về Hà Nội cho Tân thì mỗi lần vận chuyển Tân sẽ trừ nợ cho Giang 20 triệu đồng.
Sau khi trừ hết nợ, nếu Giang tiếp tục vận chuyển hàng thì Tân sẽ trả công cho Giang. Ngay trong chuyến hàng đầu tiên, Tân đã nói cho Giang biết đó là ma túy nhưng Giang vẫn vận chuyển 5 bánh hêrôin. Đến lần thứ hai, đang trên đường mang 7 bánh hêrôin từ Sơn La về Hà Nội thì Giang bị công an tỉnh Sơn La bắt giữ.
Anh (chị) hãy cho biết:
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy trên của Giang có được coi là phạm tội do bị cưỡng bức không? Nếu có, đây là trường hợp bị cưỡng bức về thân thể hay bị cưỡng bức về tình thần? Tại sao?
Giang có phải chịu TNHS về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nêu trên không? Tại sao?
Hành vi của Giang được coi là phạm tội nhiều lần hay tội liên tục? Tại sao?

THành vi vận chuyển chất ma túy của Giang được coi là phạm tội do bị cưỡng bức. Vì ta thấy ở đây Tấn đã nhiều lần đe dọa Giang bằng cách cho giang hồ đến đe dọa sẽ hành hung Giang, uy hiếp tinh thần Giang. Nên xét trong trường hợp này Giang bị Tân cưỡng bức về mặt tinh thần.
TGiang phải chịu TNHS về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nêu trên vì mặc dù Giang bị Tân cưỡng bức về mặt tinh thần nhưng Giang chưa bị tê liệt ý chí hoàn toàn. Giang có thể có lựa chọ hành động khác. Hành vi của Giang không thỏa mãn điều kiệ của tình trạng bị cưỡng bức nên Giang vẫn phải chịu TNHS.
THành vi phạm tội của Giang là phạm tội nhiều lần. Vì Giang vận chuyển ma túy 2 lần mà mỗi lần đã đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.
4
Anh A bị bệnh tim, bác sỹ điều trị khuyên anh trong cuộc sống nên tránh những sự kiện gây sốc, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chiều ngày 21/7/2016, vừa đi làm về, đang đứng trước hiên nhìn bầy con chơi nhảy lò cò trước sân, anh A thấy M (một thanh niên trong xóm) chạy vào sân nhà anh kêu cứu. Theo sau M là một đám khoảng trên chục thanh niên khác, tay cầm mã tấu, dao phay, gậy… với dáng vẻ rất hung hãn. Anh A sợ hãi nên đã ngất xỉu. Người nhà chở anh A đến trung tâm y tế cấp cứu nhưng khoảng 23 giờ cùng ngày anh A đã chết. Giám định pháp y kết luận: anh A chết do bị nhồi máu cơ tim.
Theo anh (chị), hành vi của M và đám thành niên trên khi chạy vào nhà anh A có mối quan hệ nhân quả với cái chết của anh A không? Tại sao?
THành vi của M và đám thanh niên trên khi chạy vào nhà anh A không có mối quan hệ nhân quả với cái chết của anh A. Đây chỉ là điều kiện thúc đầy dẫn đến cái chết của A nhanh hơn.
5
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 17/9/2016, trong quá trình lái xe tải chở trứng vịt từ Miền Tây lên TP.HCM cho chủ hàng, do ngủ gật, Nguyễn Văn Tám đã tông xe vào nhà bà Sinh khiến ngôi nhà bị sập hoàn toàn, toàn bộ số trứng vịt trên xe bị hư hỏng, bà Sinh bị nhà đổ vào người gây gãy chân và gãy xương sườn. Hành vi nêu trên đã gây ra tổng thiệt hại về tài sản là 150 triệu đồng và bà Sinh bị thương với tỉ lệ thương tật là 47%.
Anh (chị) hãy xác định:
Hành vi phạm tội của Tám.
Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Tám gây ra.
Nếu hành vi trên của Tám cấu thành tội “Vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS) thì:
- Dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định tội không? Tại sao?
- Phương tiện phạm tội của Tám là gì? Dấu hiệu này có ý nghĩa trong việc định tội không? Tại sao?
- Dấu hiệu thời gian phạm tội có ý nghĩa trong việc định tội không? Tại sao?

THành vi phạm tội của Tám là đã tông xe vào nhà bà Sinh.
TLoại hậu quả do hành vi phạm tội của Tám gây ra là thiệt hại về thể chất và thiệt hại về vật chất (ngôi nhà bị sập hoàn toàn, toàn bộ số trứng vịt trên xe bị hư hỏng, bà Sinh bị nhà đổ vào người gây gãy chân và gãy xương sườn).
TDấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định tội. Vì đây là TP có CTTP vật chất, hậu quả là dấu hiệu định tội bắt buôc. Đồng thời, hành vi thỏa mãn các các điều kiện để có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
TPhương tiện phạm tội của Tám là xe tải. Dấu hiệu này không có ý nghĩa trong việc định tội. Vì theo Điều 260 BLHS, nhà làm luật không quy định công cụ phạm tội là dấu hiệu định tội.
TDấu hiệu thời gian phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội. Vì theo Điều 260 BLHS, nhà làm luật không quy định thời gian phạm tội là dấu hiệu định tội.



Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...