Skip to main content

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Chủ thể của tội phạm





NHẬN ĐỊNH
 20
Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. 
è Sai. Vì trong trường hợp người bị mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự nên họ vẫn là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình.

21
Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
è Đúng, theo khoản 2 Điều 12, không quy định người từ đủ 14 dưới 16 phải chịu TNHS khi thực hiện hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS.

BÀI TẬP
5
Người dưới 15 tuổi có phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình không nếu hành vi của họ được quy định tại:
1. Khoản 1 Điều 173;
2. Khoản 2 Điều 173;
3. Khoản 3 Điều 173;
4. Khoản 4 Điều 173.
è Th1: người dưới 15 tuổi mà không chưa đủ 14 tuổi thì ko cần chịu TNHS về è  Th2: người dưới 15 tuổi nhưng đủ 14 tuổi thì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 12 thì tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì người đủ 14 tuổi  đến dưới 16 tuổi vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình.
1/ 2.  Đây là tội phạm ít nghiêm trọng/ nghiêm trọng nên trong hai trường hợp này ko cần chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình.
3/ 4. Đây là tội phạm rất nghiêm trọng / đặc biệt nghiêm trọng nên trong hai trường hợp này phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình.

6
A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS. Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không.
(Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) được thực hiện với lỗi vô ý).
è A chưa đủ tuổi để chịu TNHS về hành vi trên. Vì mặc dù A trên 14 tuổi dưới 16 tuổi nhưng căn cứ theo khoản 2 Điều 12 thì khoản 3 Điều 260 không thuộc trường phải chịu TNHS. Vì vậy trong trường hợp này dù hành vi phạm tội trên của A đã vi phạm Điều 260 BLHS với lỗi vô ý nhưng A vẫn không phải chịu TNHS về hành vi trên.

7
Người không có năng lực TNHS trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì không phạm tội.
è Ý kiến 1: Đúng. Năng lực TNHS là 1 dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
è Ý kiến 2: Đúng. Vì người không có năng lực TNHS là người không có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình thì họ khống có lỗi, không có khả năng cải tạo giáo dục và không trở thành chủ thể của tội phạm theo Điều 21.

NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG

8
Người không có năng lực TNHS phải bị bệnh tâm thần.
è Sai vì căn cứ theo Điều 21 trong trường hợp Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đang mắc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì vẫn không phải chịu trách nhiệm hình sự. không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

9
Người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có năng lực TNHS.
è Ý kiến 1:  Sai. Trong trường hợp người bị mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự nên họ vẫn là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình.
è Ý kiến 2: Sai, bổ sung phải thỏa mãn dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lí thì mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự.

10
Người thực hiện hành vi được quy định trong BLHS trong khi đang say rượu đến mức không thể điều khiển được hành vi của mình thì không phạm tội. 
è Sai. Vì căn cứ theo Điều 13 BLHS 2015 thì Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

11
Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 171 BLHS thì không phạm tội.
è Sai. Vì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 có quy định người từ đủ 14 dưới 16 phải chịu TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội tại Điều 171 trong trường hợp  phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 2 Điều 171 là tội phạm rất nghiêm trọng nên vẫn phải chịu TNHS.

BÀI TẬP BỔ SUNG

1
Anh (chị) hãy cho biết: Với những dữ kiện nêu trên, có đủ cơ sở để xác định Thành là người “không có năng lực TNHS” không? Tại sao?
è Ý kiến 1: ở đây Thành đã thỏa mãn dấu hiệu cần là dấu hiệu y học (thành bị tâm thần dạng ảo thanh sai khiến). Tuy nhiên Thành vẫn nhận thức được hành vi hành vi trộm cắp tài sản là trái pháp luật hình sự, tức Thành vẫn còn khả năng nhận thức nên không thỏa mãn điều kiện đủ (dấu hiệu pháp lý) nên không có đủ cơ sở để xác định Thành là người “không có năng lực TNHS”
è Ý kiến 2: bổ sung: Thành vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

2
Với kết luận trên, theo anh (chị), chị Mỹ có được coi là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực TNHS không? Tại sao?
è Chị Mỹ được coi là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực TNHS. Vì hành vi của chị đã được giám định pháp y kết luận chị vừa mắc bệnh rối loạn tâm thần đồng thời cũng không có khả năng điều khiển hành vi của mình. Như vậy, chị Mỹ thỏa mãn cả 2 điều kiện cần và đủ để xác định 1 người không có năng lực TNHS.

3
Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, tính đến ngày 17/07/2016, Nam đã được bao nhiêu tuổi?  Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, tính đến ngày 17/07/2016, Nam đã được bao nhiêu tuổi?
è Trong tường hợp này đề bài chỉ đến tháng sinh mà không cụ thể ngày sinh của Nam. Căn cứ theo thông tư 01/2011 thì ngày sinh của Nam sẽ được xác định là ngày cuối cùng của tháng. Tức Nam sinh ngày 31/7/2000 vì vậy tính đến 17/7/2016 Nam vẫn chưa đủ 16 tuổi mà chỉ 15 tuổi 11 tháng 17 ngày.

Nam có đủ tuổi chịu TNHS về hành vi trên không? Tại sao?
è Nam chưa đủ tuổi để chịu TNHS về hành vi trên. vì Nam đã từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và căn cứ theo khoản 2 Điều 12 thì khoản 3 Điều 260 không thuộc trường phải chịu TNHS. Vì vậy trong trường hợp này dù hành vi phạm tội trên của Nam đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng Nam vẫn không phải chịu TNHS về hành vi trên.

Hậu quả do hành vi của Nam gây ra là gì?
è Ý kiến 1: Thiệt hại về vật chất và thể chất
Vật chất: xe bánh mỳ
Thể chất: 5 người thợ xây chết và 3 người thợ xây bị thương
è Ý kiến 2: bổ sung: vật chất gồm xe bánh mì và chòi, thể chất: tính mạng của 5 người và thương tích cho 3 người.


Comments

Popular posts from this blog

DÂN SỰ - Lấn chiếm tài sản liền kề

THẢO LUẬN DÂN SỰ - BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Lấn chiếm tài sản liền kề Xem thêm  Dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu Xem thêm  Dân sự - Đòi bất động sản từ người thứ ba Xem thêm  Dân sự - Di sản thừa kế 1.      Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/ DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng…thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê.”  Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông. 2.      Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? Trả lời: Quyết định số ...

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - Khách thể của tội phạm

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành tội phạm Xem thêm  HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại tội phạm 7 Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. 8 Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong 1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản 9 Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể c...

DÂN SỰ - Di sản thừa kế

Quy định chung về thừa kế - Di sản thừa kế 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 634: Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Về vấn đề di sản của bao gồm nghĩa vụ hay không thì có nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản bao gồm cả nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi ...