CHỦ
THỂ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG GÓP VỐN BẰNG CÔNG NGHỆ
Công
nghệ là tài sản có giá trị lớn, là phương tiện để biến nguồn lực thành sản phẩm
đạt tiêu chuẩn và có giá trị cao trên thị trường. Công nghệ được liệt kê là một
trong những tài sản góp vốn theo pháp luật Doanh nghiệp[1].
Do đó, công nghệ có thể dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào
công ty hoặc góp vốn vào dự án đầu tư FDI. Đối với công nghệ dùng để góp vốn
vào dự án FDI, việc chuyển giao công nghệ được tiến hành kèm theo dự án FDI (đã
phân tích ở phần II). Trong phần này, nội dung chủ yếu được đề cập đến là hoạt
động chuyển giao
công nghệ
trong góp vốn bằng công nghệ đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp và góp vốn
vào công ty.
PHÁP LỆNH 1988
|
LUẬT CGCN 2006 – LUẬT DOANH NGHIỆP
2005
|
LUẬT CGCN 2017 – LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
|
|
Chủ thể
|
Điều 2 Pháp
lệnh CGCN 1988:
“1- "Bên giao công nghệ" là một bên gồm một hoặc nhiều
tổ chức kinh tế, khoa học, công nghệ và tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc
cá nhân ở nước ngoài có công nghệ chuyển giao vào Việt Nam.
2- "Bên nhận công nghệ" là một bên gồm một hoặc nhiều
tổ chức kinh tế, khoa học, công nghệ và tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc
cá nhân ở Việt Nam tiếp nhận công nghệ.”
Theo hướng dẫn tại Nghị định 49-HĐBT
và các quy định tại Luật ĐTNN 1987, Luật ĐTNN 1996, hoạt động chuyển giao
công nghệ
trong góp vốn bằng công nghệ thời kỳ này chủ yếu diễn ra trong hoạt động đầu
tư (góp vốn bằng công nghệ trong dự án FDI – đã được phân tích tại Phần II)
|
Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005
“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản
lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng
cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt
Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp
100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền
để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm
hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần,
góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của
Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty
cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy
định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ
quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức”
|
Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn
vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên
chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
trừ những người được cử làm đại diện
theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ
chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo
dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc
làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa
án; các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh
doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan
đăng ký kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo
quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức”
|
- Luật Doanh nghiệp 2005 cho phép
các tổ chức, cá nhân quyền tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào
doanh nghiệp, trừ một số trường hợp được liệt kê.
- Như vậy, chủ thể chuyển giao
công nghệ
qua việc góp vốn bằng công nghệ phải đáp ứng các điều kiện:
+
Đối với cá nhân: có đủ năng lực hành vi dân sự; không đang chấp hành hình phạt
tù, không đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh; không thuộc các trường hợp
là cán bộ, công chức hoặc các chức vụ có liên quan đến quản lý nhà nước (theo
quy định của luật) nhằm tránh việc lạm quyền trong kinh doanh, đảm bảo môi trường
kinh doanh lành mạnh.
+
Đối với tổ chức: không bắt buộc có tư cách pháp nhân; không thuộc trường hợp
là cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân thành lập, góp vốn vào doanh
nghiệp để thu lợi riêng nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong môi trường
kinh doanh.
|
- Luật Doanh nghiệp 2014 tiếp thu
tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 trong việc quy định các chủ thể có quyền
thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp (quy định các điều kiện tương tự đối với
cá nhân và tổ chức thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp)
- Tuy nhiên, luật bổ sung thêm một số
điều kiện chủ thể cho chặt chẽ hơn, thêm đảm bảo tính công bằng và minh bạch
trong môi trường kinh doanh:
+
Đối với cá nhân: thêm điều kiện cá nhân thành lập doanh nghiệp không đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
chấp hành quyết định xử lý hành chính
tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành
nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên
quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống
tham nhũng; bổ sung thêm điều kiện cá nhân thành lập và quản lý doanh
nghiệp không được là viên chức.
+
Đối
với tổ chức: bắt buộc phải có tư cách pháp nhân à đảm bảo tính độc lập chịu trách nhiệm
trong các quan hệ pháp luật.
|
||
Thông tin
|
Điều 17, 18, 19 Luật Doanh nghiệp 2005:
“a) Đối với thành viên là cá nhân:
bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập,
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ
chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng
ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.”
Việc góp vốn bằng công nghệ phải
được đăng ký chuyển quyền sở hữu từ chủ thể góp vốn sang doanh nghiệp nhận
công nghệ theo quy định tại Điều 29
Luật Doanh nghiệp 2005, trong việc chuyển quyền, cần chú ý đến thông tin
về định giá công nghệ (theo quy định Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005.
|
Điều 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp 2014:
“a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành
viên là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước
công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành
viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật đầu tư.”
Tương tự quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005, việc góp vốn bằng công nghệ phải được đăng ký chuyển quyền sở
hữu từ chủ thể góp vốn sang doanh nghiệp nhận công nghệ theo Điều 36 Luật
Doanh nghiệp 2014 và việc định giá công nghệ theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014.
|
|
Nhìn chung, việc chuyển giao công nghệ trong góp vốn bằng công nghệ để
thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp của các chủ thể là cá nhân,
tổ chức đáp ứng đủ điều kiện luật định đều phải được cơ quan quản lý quản lý
về các thông tin như:
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của chủ thể góp vốn (Hộ chiếu,
thẻ căn cước, CMND, đặc biệt là Phiếu
lý lịch tư pháp đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
tài liệu tương đương đối với tổ chức)
- Văn bản định giá đối với công nghệ được góp vốn để đảm bảo xác
định đúng giá trị của công nghệ, ảnh hưởng đến phần vốn góp của chủ thể góp vốn
nói riêng và các chủ thể liên quan đến quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung.
|
Comments