CHƯƠNG 9 : THỦ TỤC PHÚC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
I.
NHẬN ĐỊNH
1.
Tại phiên toà phúc
thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử phúc thẩm
ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự.
ü
Nhận định sai.
ü
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều
300 BLTTDS 2015.
Vì tại phiên tòa phúc thẩm,
nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa
thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ
thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà không phải ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của đương sự.
2. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo
thay đương sự.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: Điều 271, khoản 1 Điều 85, khoản 2 Điều 86 BLTTDS
2015.
Căn cứ Điều 271 BLTTDS
2015, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo thay đương sự đối
với bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Và, theo quy định tại khoản
1Điều 85 BLTTDS 2015 thì người đại diện hợp pháp trong tố tụng dân sự bao gồm
người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Theo đó, khoản 2
Điều 86 quy định, nếu nội dung văn bản ủy quyền cho phép người đại diện theo ủy
quyền được quyền kháng cáo thì họ có thể kháng cáo thay đương sự.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc
thẩm thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3 Điều 296 BLTTDS 2015.
Căn cứ khoản 2 Điều 296
BLTTDS 2015 thì “người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì
phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án
tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.” Ngoài ra, theo khoản 3
Điều 296 BLTTDS 2015 thì “người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác
đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến
hành xét xử vụ án.”. Như vậy, nếu triệu tập lần 1 mà người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan vắng thì hoãn phiên toà, trừ trường hợp người này có đơn yêu
cầu xét xử vắng mặt. Trường hợp triệu tập lần 2 mà người này vẫn vắng mặt thì
Toà án xét xử vắng mặt họ theo đoạn 4 khoản 3 Điều 296 BLTTDS chứ không đình
chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
4. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà phúc thẩm chỉ
được chấp nhận nếu bị đơn đồng ý.
ü Nhận định đúng.
ü Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015.
Theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút
đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không
và nếu bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
nguyên đơn. Như vậy, việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà phúc
thẩm chỉ được chấp nhận nếu bị đơn đồng ý.
5. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử tất cả các
yêu cầu của đương sự mà Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết hoặc Tòa án cấp sơ
thẩm đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: Điều 270 BLTTDS 2015.
Theo điều 270 BLTTDS 2015
về tính chất của xét xử phúc thẩm Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại “vụ án mà bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị”. Theo đó, chỉ những yêu cầu được Toà án cấp sơ thẩm giải quyết,
được ghi trong bản án sơ thẩm và bị đương sự kháng cáo hoặc VKS kháng nghị mới
được Toà án cấp phúc thẩm xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
6. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15
ngày, kể từ ngày tuyên án.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 3 Điều 273 BLTTDS 2015.
Theo khoản 1 Điều 273
BLTTDS 2015 “đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi
kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do
chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc
bản án được niêm yết”. Hoặc, theo khoản 3 điều này “Trường hợp đơn kháng
cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào
ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người
kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị
trại giam xác nhận.”
7. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: Điều 282 BLTTDS 2015.
Theo khoản 1 điều 282
BLTTDS 2015, trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc
trường hợp pháp luật quy định phải thi hành ngay thì vẫn có hiệu lực thi
hành. Ngoài ra, trong trường hợp bản án , quyết định sơ thẩm chỉ bị kháng
cáo, kháng nghị một phần thì chỉ phần nào bị kháng cáo, kháng nghị mới chưa
được đưa ra thi hành. Còn phần không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì sẽ
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy,
không phải bản án, quyết định nào bị kháng cáo, kháng nghị thì cũng chưa được
đưa ra thi hành.
8.
Người kháng cáo không
nộp tạm ứng án phí phúc thẩm thì Tòa án phải đình chỉ xét xử phúc thẩm.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 274 BLTTDS 2015, khoản 2 Điều 276.
Theo quy định của khoản 4
Điều 274 BLTTDS 2015 trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 276 BLTTDS
thì Toà án sẽ trả lại đơn kháng cáo. Theo đó, khoản 2 Điều 276 BLTTDS 2015 quy
định “hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về
việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà người kháng cáo không nộp tiền tạm
ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý
do chính đáng.” Như vậy, khi người kháng cáo không nộp tạm ứng án phí phúc
thẩm thì Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo chứ không phải đình chỉ xét xử phúc
thẩm.
9. Nguyên đơn không kháng cáo thì không có quyền rút đơn khởi kiện.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015.
Dù không phải là người
kháng cáo, nguyên đơn vẫn là đối tượng được chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến về
việc có rút đơn khởi kiện hay không tại phiên tòa, cùng với người kháng cáo.
Tức nguyên đơn có quyền này. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc
thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX phải hỏi bị đơn có đồng ý hay
không, và HĐXX chỉ chấp nhận nếu bị đơn đồng ý.
10.
Tòa án cấp phúc
thẩm phải triệu tập tất cả đương sự của vụ án tham gia phiên tòa
phúc thẩm.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: Điều 294 BLTTDS 2015.
Theo Điều 294 BLTTDS 2015
thì những người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm: Người kháng cáo, đương
sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng
nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng với Viện kiểm
sát. Ngoài ra, Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác nếu
xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.Vậy, những người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đối với vụ án ở cấp sơ thẩm, nhưng lại không
liên quan đến phần kháng nghị, kháng cáo của người kháng cáo đối với quyết định
cấp sơ thẩm, và đồng thời tòa án xét thấy không cần thiết cho việcgiải quyết
kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải triệu tập.
11.
Nếu người kháng cáo
vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3 Điều 296 BLTTDS 2015.
Tòa án chỉ đình chỉ xét xử
phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người kháng cáo được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, trường
hợp này sẽ bị xem như từ bỏ kháng cáo. Còn người kháng cáo vắng mặt trong
trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ
nhất hay vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải không đình
chỉ xét xử phúc thẩm.
12.
Tòa án không được tiến
hành hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.
ü Nhận định đúng.
ü Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 205, Điều 270, khoản 1 Điều 300 BLTTDS
2015.
Theo nguyên tắc thì thủ tục
hoà giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo khoản 1
điều 205 BLTTDS 2015. Tại phiên toà phúc thẩm toà án chỉ đặt câu hỏi về việc thoả
thuận giữa các đương sự và nếu các đương sự tự thoả thuận thì toà án công nhận
sự thoả thuận đó theo quy định của pháp luật tại khoản 1 điều 300 BLTTDS 2015.
Và vì bản chất của xét xử phúc thẩm là xem xét lại nội dung bản án, quyết định
dân sự bị kháng cáo, kháng nghị. Toà án cấp này không có nhiệm vụ tiến hành hoà
giải, việc hoà giải phải được thực hiện ở cấp sơ thẩm.
13.
Tại phiên tòa phúc
thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo.
ü Nhận định đúng.
ü Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 284 BLTTDS 2015.
Theo khoản 2 Điều 284
BLTTDS 21015, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo “…nhưng
không được vượt quá phạm vi kháng cáo… nếu thời hạn kháng cáo đã hết.”
14.
Đại diện Viện kiểm sát
vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 296 BLTTDS 2015.
Kiểm sát viên được phân
công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành
xét xử, không hoãn phiên tòa. Trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
15.
Hội đồng xét xử có
quyền hoãn phiên tòa phúc thẩm để thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ.
ü Nhận định sai.
ü Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 259, Điều 304 BLTTDS 2015.
Theo các căn cứ được quy
định tại Điều 296 BLTTDS về hoãn phiên tòa phúc thẩm thì không có căn cứ Hội
đồng xét xử có quyền hoãn phiên tòa phúc thẩm để để thu thập bổ sung tài liệu,
chứng cứ. Hội đồng xét xử có thể tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm theo Điều 304
BLTTDS. Điều 304 BLTTDS 2015 quy định “Việc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm
được thực hiện theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật này.” Theo đó, điểm c
khoản 1 Điều 259 quy định, Toà án có thể cho tạm ngừng phiên toà trong trường
hợp “Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không
thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay
tại phiên tòa”.
II.
BÀI TẬP
Câu 1:
Nhận xét về quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm nêu trên.
Khi mà Tòa án đã ra quyết định
hoãn phiên tòa do đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà không có mặt tại
phiên tòa theo quy định tại Khoản 2 Điều 296. Sau đó Tòa án ra quyết định tạm
đình chỉ xét xử vụ án và quyết định tiếp tục đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là
có căn cứ pháp luật tại Điều 295, 288, 214, 215, 216.Nhưng sau đó khi vụ án được
tiếp tục đem ra xét xử phúc thẩm thì bên người kháng cáo có đơn xin hoãn phiên
tòa có lý do người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng X là ông Y đang đi công
tác. Theo quy định của pháp luật thì đối với thủ tục xét xử phúc thẩm không có
quy định nào cho phép bên đương sự có quyền làm đơn xin hoãn phiên tòa khi có
người vắng mặt như tại phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại Điều 241. Nhưng do đề
bài không đề cập rõ đương sự vắng mặt lần đầu là ai nên đây có thể là lần triệu
tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt ông Y do đó theo Khoản 2 Điều 296 thì do
ông Y không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nên Tòa án phải hoãn phiên tòa chứ
không thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm theo Khoản 3 Điều 296. Còn nếu
đây là triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt người kháng cáo thì theo Khoản
3 Điều 296 việc tòa án ra quyết định đình chỉ phiên tòa là hoàn toàn có căn cứ
pháp luật.
1.
Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng
xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát
có kháng nghị phúc thẩm.
2.
Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa
phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3.
Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi
như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu
kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa
án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường
hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
thì phải hoãn phiên tòa.
Trường
hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì
coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần
quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo
của người kháng cáo vắng mặt đó.
Người
không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo,
kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ
lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
4.
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện
theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật này.”
Điều
244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay
đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ
không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập
ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần
hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng
xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu
đương sự đã rút.
Câu 2:
a. Bị đơn kháng cáo không chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý bồi thường 10 triệu đồng. Tại
phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ bồi thường cho nguyên đơn
40 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên
tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu anh/chị là
nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao?
Nếu em là nguyên đơn, em sẽ xem xét
tình hình cụ thể lúc đó để quyết định có nên chấp nhận ý kiến của bị đơn hay
không. Cụ thể, nếu mình nắm chắc phần thắng trong tay tại phiên tòa phúc thẩm với
yêu cầu đòi bồi thường 50 triệu đồng, em sẽ không đồng ý. Ngược lại, nếu cảm thấy
số tiền 40 triệu đồng đã tương thích với thiệt hại xảy ra hoặc tới giai đoạn
phúc thẩm đã xuất hiện những yếu tố mới bất lợi hơn cho mình thì em sẽ xem ý kiến
của bị đơn như một đề nghị thỏa thuận. Theo đó, em sẽ không rút đơn mà thỏa thuận
với bị đơn rằng sẽ chấp nhận số tiền bồi thường là 40 triệu đồng. Nếu bị đơn đồng
ý thì Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa
thuận trên (theo Khoản 1 Điều 270 BLTTDS 2015)
b. Giả sử khi đọc hồ sơ vụ án, Thẩm
phán phụ trách giải quyết vụ án phát hiện biên bản hòa giải được lập nhưng
không có chữ ký của Thẩm phán và Thư ký của Tòa án cấp sơ thẩm. Vậy có căn cứ
để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm không?
Theo khoản 2 Điều 310 BLTTDS 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm,
hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải
quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc trường hợp có vi phạm nghiêm trọng
về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong
tình huống trên, biên bản hòa giải được lập không có chữ ký của Thẩm
phán và Thư ký của Tòa án cấp sơ thẩm, việc này có thể được xem như đã vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng (khoản 2 Điều 186 BLTTDS 2015 quy định biên bản
hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong
phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì
phiên hòa giải). Tuy nhiên, hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ có thể hủy toàn bộ hoặc
một phần bản án sơ thẩm khi chứng minh được vi phạm này ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự. Ngược lại, nếu vi phạm này không ảnh hưởng gì đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì hội đồng xét xử phúc thẩm không có
căn cứ để hủy án sơ thẩm.
Điều 286. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
…
2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ
án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng
thì thời hạn này là 02 tháng.
…
Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ
vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần
bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ
án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy
định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại
phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định
của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
DOWNLOAD TÀI LIỆU TẠI ĐÂY
Comments