..
CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN GỌN VỀ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Quán triệt tính đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần đứng vững trên lập trường nào?
- Quán triệt tính đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác Lê-nin.
2.Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt những cơ sở phương pháp luận nào?
_Bảo đảm thống nhất tính Đảng và tính khoa học
_Quan điểm thực tiễn và gắn lí luận với thực tiễn
_Quan điểm lịch sử-cụ thể
_Quan điểm toàn diện và hệ thống
_Quan điểm kế thừa và phát triển
_Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với chỉ đạo Cách mạng của HCM
3. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh xác định như thế nào?
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
4. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?
- Điều kiện lịch sử -xã hội trong nước và quốc tế
- Những tiền đề tư tưởng lý luận: truyền thống đạo đức, tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác Lê nin
5. Sự kiện và khoảng thời gian nào đánh dấu sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Sự kiện:
_ Đọc được "Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin
_Tham gia sáng lâp Đảng Cộng sản Pháp
_Bỏ phiếu tán thành việc thành lập Quốc tế thứ 3
Khoảng thời gian: 1920-1930
6. Trong tiền đề tư tưởng lý luận “tinh hoa văn hóa nhân loại”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa cơ bản nào của phương Đông?
Tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng Tam dân (Tôn Trung Sơn).
7. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919 gồm những nội dung cơ bản nào?
Quyền tự do dân chủ tối thiểu và quyền bình đẳng về chế độ pháp lý
8. Tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?
Truyền thống văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại; chủ nghĩa Mác Lê nin
9. Sự kiện nào đánh dấu quá trình chuyển biến nhận thức của Hồ Chí Minh từ lập trường yêu nước sang lập trường quốc tế vô sản?
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành việc thành lập Quốc tế thứ 3 do Lê nin sáng lập
10. Hồ Chí Minh xác định động lực bên trong của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?
Động lực bên trong quan trọng nhất là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công-nông-trí thức. Bên cạnh đó là động lực kinh tế, động lực tinh thần như văn hóa, khoa học, giáo dục.
11. Trong tiền đề tư tưởng lý luận “tinh hoa văn hóa nhân loại”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa cơ bản nào của phương Tây?
Tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng như Rousseau, Voltair, Montesquieu với tư tưởng chủ đạo là tự do, bình đẳng, bác ái. Ngoài ra Người còn tiếp thu tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, tư tưởng về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tiếp thu lòng nhân ái của Thiên Chúa giáo.
12. Chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò như thế nào đối với sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh?
CN Mác Lê nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM, là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của TTHCM
13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc gồm những nội dung cơ bản nào?
_Mục tiêu của CM giải phóng dân tộc là nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân
_Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của CM vô sản
_Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
_Lực lượng làm CM giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc, đó là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công-nông-trí
_Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành chiến thắng trước CM vô sản ở chính quốc
_cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường CM bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân.
14. Hồ Chí Minh xác định lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc gồm những đối tượng nào?
Lực lượng làm CM giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc, đó là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công-nông-trí
15. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc được Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào?
- Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
_Giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
- Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
_Đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của dân tộc khác.
16.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, luận điểm nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin?
Chủ nghĩa yêu nước chân chính là một động lực to lớn của đất nước
17.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, luận điểm nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin?
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành chiến thắng trước CM vô sản ở chính quốc
18.Theo Hồ Chí Minh, lộ trình của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước lệ thuộc và thuộc địa là như thế nào?
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và loài người
19.Theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành như thế nào so với các mạng vô sản ở chính quốc?
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành chiến thắng trước CM vô sản ở chính quốc
20.Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc nào?
_Xây dựng CNXH là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của CN Mác Lê-nin về xây dựng chế độ mới, phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng.
_Xác định bước đi, biện pháp phải xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân
21.Theo Hồ Chí Minh, động lực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?
Bao gồm động lực bên trong (đã nêu ở câu 10) và động lực bên ngoài. Động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.
22. Hồ Chí Minh xác định động lực bên ngoài của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?
Động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới
23. Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ gì?
-Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cho CNXH, xây dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH
_Cải tạo xã hội cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó xây dựng là trọng tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài
24. Hồ Chí Minh xác định các trở lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những yếu tố nào?
_Sự thoái hóa, biến chất của cán bộ
_Chủ nghĩa cá nhân- Người coi đây là kẻ thù hung ác của CNXH
_Tham ô lãng phí-Người coi đây là bạn đồng minh của thực dân phong kiến
_Bè phái mất đoàn kết nội bộ, chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng
25. Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ mới có công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến với một bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta.
26. Hồ Chí Minh xác định bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Xác định bước đi phải xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân, trải qua nhiều bước nhưng bước nào phải chắc bước đó, tránh chủ quan, nóng vội. “bước ngắn, bước dài, túy theo hoàn cảnh, chớ ham làm mau, ham rầm rộ, đi bước nào vững bước ấy...”
27. Hồ Chí Minh xác định biện pháp, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Xác định phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành, HCM luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tư chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn, phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của VN.
“làm cho người nghèo thì đủ ăn, người giàu thì giàu thêm”
28. Cơ sở lý luận giữ vai trò quyết định hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản là cơ sở nào?
Bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng Cộng sản và và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã được Lê-nin đưa ra từ những năm đầu của thế kỉ 20
29. Vấn đề bản chất của Đảng Cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam được Hồ Chí Minh giải quyết như thế nào?
Đảng CS VN là Đảng của giai cấp công nhân, cua nhân dân lao động và của cả dân tộc VN
30. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp những yếu tố nào?
Là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
31. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, nội dung nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin?
Là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc (bản chất).
32. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
_Tập trung dân chủ
_Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
_Tự phê bình và phê bình
_Kỉ luật nghiêm minh và tự giác
_Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
33. Trong công tác xây dựng đảng, Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng những vấn đề gì?
_Xây dựng Đảng về chính trị
_Xây dựng Đảng về tư tưởng
_Xây dựng Đảng về tổ chức
_Xây dựng Đảng về đạo đức.
34. Theo Hồ Chí Minh, trong các nguyên tắc xây dựng đảng, nguyên tắc sinh hoạt là nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
35. Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết gồm những cơ sở nào?
_Cơ sở tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc VN, đại đoàn kết dân tộc.
_Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về đoàn kết quốc tế vô sản
_Sự kế thừa và phát triển biện chứng những giá trị nhân văn của văn hóa nhân loại phương Đông-Tây như tư tưởng đại đồng , nhân ái của Nho giáo, tư tưởng lục hòa của Phật giáo và tự do, bình đẳng, bác ái của văn hóa phương Tây.
36. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, sức mạnh của dân tộc được Hồ Chí Minh nhận thức và khái quát gồm những yếu tố nào?
Sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực tự cường dân tộc, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do. Sức mạnh của thiên thời, địa lợi, nhân hòa
37. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo những nguyên tắc nào?
_MTDTTN hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ,bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
_ MTDTTN hoạt động dựa trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân
_MTDTTN là khối đại đoàn kết chăt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
38.Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế dựa trên những nguyên tắc nào?
_Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
_Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
39. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ gồm những nội dung gì?
_Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến
_ Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu quả trong thực tế
_Tich cực xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có đủ đức và đủ tài.
40. Theo Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt Nam thể hiện ở những nội dung nào?
_Nhà nước do Đảng CS lãnh đạo
_Bản chất giai cấp của NN ta thể hiện ở tính định hướng XHCN của sự phát triển đất nước
_ Bản chất giai cấp của NN ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ
41. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả cần thực hiện tốt những biện pháp nào?
_tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức CM
_Kiên quyết chống ba thứ "giặc nội xâm" là tham ô, lãng phí, quan liêu
_Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức đủ tài.
42. Theo Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc thể hiện ở những nội dung nào?
_nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, với sự hi sinh xương máu của bao thế hệ CM
_Nhà nước lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích của nhân dân
_Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ nền dộc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước VN hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
44. Hồ Chí Minh quan niệm bốn chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ cách mạng cần phải có là những chuẩn mực nào?
_Trung với nước, hiếu với dân
_Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
_Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
_Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
45. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính, Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm có quan hệ như thế nào đối với chính?
- Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo.
46. Đối với một quốc gia dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải thực hiện những đức tính nào thì đủ văn minh về tinh thần và giàu có về vật chất?
- Cần, kiệm, liêm, chính.
47. Hồ Chí Minh đã xác định các nguyên tắc gì trong xây dựng các chuẩn mực đạo đức của con người?
_Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
_Xây đi đôi với chống
_Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
48. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo đó, ở góc độ các quan hệ xã hội, Hồ Chí Minh chia con người thành hai giống người nào?
Những người làm điều thiện và những người làm điều ác
49. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo đó, ở phạm vi rộng nhất Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm con người bằng khái niệm nào?
Loài người
50. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo đó, ở phạm vi rộng Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm con người bằng khái niệm nào?
Đồng bào cả nước
51. Trong các biện pháp giáo dục con người, Hồ Chí Minh quan niệm biện pháp nào là quan trọng nhất?
Giáo dục cả đức thể trí mĩ, trong đó phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu.
52. Theo Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa con người mục tiêu và con người động lực là như thế nào khi khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng?
Giữa con người mục tiêu và con người động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhieu thì sẽ tạo thành con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu CM.
53. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về tính chất của văn hóa trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nền văn hóa phải có 3 tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng
54. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về tính chất của văn hóa trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa?
Văn hóa trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có 2 tính chất: tính xã hội chủ nghĩa về nội dung và tính dân tộc về hình thức
55. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa gồm những nội dung gì?
_Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp của con người.
_nâng cao dân trí
_Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân-thiện-mĩ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
56. Hồ Chí Minh xác định như thế nào về vị trí của văn hóa trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội?
_Văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của xã hội
_Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế
57. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ gồm những nội dung cơ bản nào?
_văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
_văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn đời sống của nhân dân
_Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
58. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống gồm những nội dung cơ bản nào?
-Đạo đức mới
_Lối sống mới
_Nếp sống mới
59. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, Hồ Chí Minh xác định Lối sống mới là lối sống như thế nào?
Lối sống mới: Văn minh tiên tiến, kết hợp truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
60. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, Hồ Chí Minh xác định Nếp sống mới là nếp sống như thế nào?
Nếp sống mới là nếp sống kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ, cái gì cũ mà không xấu thì phải sửa đổi cho hợp lí, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phải làm.
Tham gia Fanpage CÙNG NHAU HỌC LUẬT để cập nhật thêm tài liệu học tập nhé!